Danh mục tài liệu

Chu kỳ mặt trăng và biến động tỷ suất lợi nhuận chứng khoán tại Việt Nam - tiếp cận bằng mô hình IGARCH

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 757.00 KB      Lượt xem: 144      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của chỉ số VN-Index để kiểm tra ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng (giai đoạn trăng tròn và trăng non) đến tỷ suất lợi nhuận chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Sử dụng mô hình IGARCH (GARCH tích hợp), nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa lý thuyết thị trường hiệu quả, hiệu ứng liên quan đến lịch và tâm trạng của nhà đầu tư là kết quả ảnh hưởng bởi chu kỳ mặt trăng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chu kỳ mặt trăng và biến động tỷ suất lợi nhuận chứng khoán tại Việt Nam - tiếp cận bằng mô hình IGARCH Mã số: 241.210316<br /> Ngày nhận: 21/03/2016<br /> Ngày hoàn thành biên tập: 20/07/2016<br /> Ngày duyệt đăng: 20/07/2016<br /> <br /> CHU KỲ MẶT TRĂNG VÀ BIẾN ĐỘNG TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CHỨNG<br /> KHOÁN TẠI VIỆT NAM – TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH IGARCH<br /> Nguyễn Văn Diệp1<br /> Tóm tắt<br /> Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của chỉ số VN-Index để kiểm tra ảnh hưởng của chu kỳ<br /> mặt trăng (giai đoạn trăng tròn và trăng non) đến tỷ suất lợi nhuận chứng khoán tại thị<br /> trường Việt Nam. Sử dụng mô hình IGARCH (GARCH tích hợp), nghiên cứu kiểm tra<br /> mối liên hệ giữa lý thuyết thị trường hiệu quả, hiệu ứng liên quan đến lịch và tâm trạng<br /> của nhà đầu tư là kết quả ảnh hưởng bởi chu kỳ mặt trăng. Kết quả nghiên cứu cho<br /> thấy tác động tiêu cực của trăng tròn (trong chu kỳ 1 ngày) và tác động tích cực của<br /> trăng non (trong chu kỳ 2 ngày) đến tỷ suất lợi nhuận chứng khoán. Bên cạnh đó, hiệu<br /> ứng ngày thứ Hai được tìm thấy có ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam.<br /> Từ khóa: Chu kỳ mặt trăng, Mô hình IGARCH, Thủy triều sinh học, Tỷ suất lợi nhuận<br /> chứng khoán.<br /> Abstract<br /> This paper investigates the relation between lunar cycle (full moon and new moon)<br /> and stock market returns of Vietnam. Using IGARCH model (Integrated GARCH), we<br /> further examine the linkages between efficient-market theory, calendar-related effects<br /> and investors‟ mood resulting from lunar cycle. The empirical results show negative<br /> effect of full moon (in 1-day new moon and full moon windows) and positive effect of<br /> new moon (in 2-day new moon and full moon windows) on stock market returns. Also,<br /> the “Monday Effect” is observed in the Vietnam stock market.<br /> Keywords: Lunar Cycle, IGARCH Model, Biological Tides, Stock Returns.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Những yếu tố tâm lý (ví dụ như sự quá tự tin hay sự lạc quan) luôn đóng một<br /> vai trò quan trọng trong kinh tế và tài chính (Kahneman, 2003; Krugman, 2009;<br /> Ciccone, 2011). Hơn nữa, những lý thuyết từ tài chính hành vi, lý thuyết thị trường<br /> hiệu quả (giá cổ phiếu phản ánh tất cả các thông tin có sẵn) và những bất thường về<br /> lịch trên thị trường tài chính (như hiệu ứng ngày thứ Hai, hiệu ứng tháng Giêng) có thể<br /> được giải thích bằng những nguyên tắc tâm lý học trong việc ra quyết định (Garling và<br /> cộng sự, 2009; Alt và cộng sự, 2011).<br /> <br /> 1<br /> <br /> ThS, Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, email: vandiep1302@gmail.com<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng tâm trạng có ảnh hưởng đến hành vi và<br /> tâm lý của con người (Frijda, 1988; Loewenstein và cộng sự, 2001; Slovic và cộng sự,<br /> 2002). Trong khi các nghiên cứu gần đây về tài chính hành vi cho thấy tâm trạng của<br /> nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất sinh lời tài sản (Hirshleifer và Shumway,<br /> 2003; Yuan và cộng sự, 2006). Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng<br /> của thời tiết và các hiện tượng địa vật lý khác (như chu kỳ mặt trăng) lên việc định giá<br /> tài sản (Pardo và Valor, 2003; Chang và cộng sự, 2008). Những bằng chứng này cho<br /> thấy các nhà đầu tư có thể có hành vi thiên lệch khác nhau khi đưa ra quyết định tài<br /> chính, chẳng hạn như lỗi nhận thức, sợ thua lỗ, sự quá tự tin và biến động tâm trạng.<br /> Theo Dichev và Janes (2003), những hiện tượng tự nhiên (chẳng hạn như chu<br /> kỳ mặt trăng hay năng lượng của đại dương) có thể được sử dụng để giải thích và dự<br /> đoán giá chứng khoán trên thị trường và tỷ suất lợi nhuận chứng khoán. Trên một mức<br /> độ chung, nếu chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng đến tâm trạng của nhà đầu tư thì các chu kỳ<br /> này có thể ảnh hưởng đến giá tài sản, và do đó, tỷ suất sinh lời của tài sản trong giai<br /> đoạn trăng tròn có thể khác với tỷ suất sinh lời của tài sản trong giai đoạn trăng non<br /> (Yuan và cộng sự, 2006; Liu và Tseng, 2009; Keef và Khaled, 2011). Đặc biệt, các<br /> bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu vào những ngày trăng<br /> tròn thì thấp hơn (hoặc có thể âm) tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu vào những ngày trăng<br /> non.<br /> Dựa trên những ý tưởng ban đầu của Dichev và Janes (2003), bài viết này nhằm<br /> kiểm tra tác động của tâm trạng lên tỷ suất sinh lời tài sản, bằng cách điều tra các mối<br /> quan hệ thực nghiệm giữa chu kỳ mặt trăng (thời kỳ trăng non và trăng tròn) và tỷ suất<br /> lợi nhuận tại thị trường chứng khoán Việt Nam.<br /> 2. Cơ sở lý thuyết<br /> 2.1. Giả thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết tài chính hành vi<br /> Lý thuyết tài chính truyền thống nổi bật với giả thuyết thị trường hiệu quả<br /> (efficient market hypothesis – EMH) đã lý giải thị trường tài chính bằng cách sử dụng<br /> mẫu hình trong đó những người tham gia thị trường là những người là hợp lý<br /> (rational). EMH dựa vào nguyên tắc mọi hành vi xử lý trí đều có chung mục đích tối<br /> đa hóa lợi ích một cách chính xác và giá trị hợp lý của các tài sản tài chính đã phản<br /> ánh các thông tin. Thị trường hiệu quả luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về<br /> trạng thái cân bằng, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá.<br /> Tuy nhiên, trong thực tế các hiện tượng trên thị trường chứng khoán và hành vi<br /> của nhà đầu tư không thể giải thích được bởi lý thuyết tài chính truyền thống được xây<br /> dựng dựa trên EMH.<br /> Lý thuyết tài chính hành vi (behavior fina ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: