
Chùa Xiêm Cán – Kiến trúc độc đáo của người Khmer Nam bộ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa Xiêm Cán – Kiến trúc độc đáo của người Khmer Nam bộChùa Xiêm Cán – Kiến trúc độc đáo của người Khmer Nam bộCách thành phố Bạc Liêu khoảng 7km về phía đông nam, chùa Xiêm Cán được coilà ngôi chùa cổ kính và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Đông Nam bộ.Với những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa có tuổi thọ hơnmột thế kỷ này vẫn uy nghi tồn tại đón khách tham quan, chiêm bái.Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách là cổng chùa được mô phỏng theo kiểu kiến trúcĂng-co, phía trên có tượng hình rắn nhiều đầu, các biểu tượng được chạm trổ công phuvới những thiếu nữ nhảy múa. Giữa khuôn viên chùa, gian chính điện nổi bật lên vẻ đẹplộng lẫy, trang nghiêm. Bên trong chính điện là hai hàng cột cao to nâng đỡ mái chùa.Được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, mái chùa tạo ra khoảng không giancao vút như một chóp tháp. Gian chính điện là gian trang trọng nhất và cũng thiêng liêngnhất, có tượng Phật lớn ngự trên cao. Bốn bức tường trang trí rất nhiều bức bích họa, hìnhvẽ Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi nhập cõi niết bàn.Đối diện ngôi chính điện là cột trụ biểu với hình tượng của rắn 5 đầu, dùng để thắp nếnvào những ngày lễ, ngụ ý giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sốnghướng thiện như chính loài rắn đã được thuần phục. Còn sa la là nơi để các sư sãi nghỉngơi và cũng là nhà hội của các tín đồ Phật giáo Khmer. Ở sa la này, cũng có trang trínhiều bích họa, hoa văn về công việc và cuộc đời của Đức Phật. Đặc biệt, trong các hạngmục nơi đây, du khách sẽ bắt gặp những hàng cột có đắp nổi phù điêu hình các tiên nữ vànhững quái vật. Theo triết lý của người Khmer Nam bộ, đó là những chướng ngại đối vớiphật tử trên bước đường tu thành chánh quả.Về thăm chùa Xiêm Cán, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy, cổkính mà còn có cơ hội tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán đặc sắc của cộng đồngngười Khmer Nam bộ nói chung và ở Bạc Liêu nói riêng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chùa Xiêm Cán địa danh việt nam địa lý việt nam địa danh lịch sử du lịch việt nam địa danh nổi tiếngTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 332 2 0 -
10 trang 124 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 107 0 0 -
Đề cương môn học Địa lý tự nhiên Việt Nam 1
7 trang 68 0 0 -
15 trang 66 0 0
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 66 0 0 -
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 64 0 0 -
5 trang 57 0 0
-
Du lịch và cẩm nang hướng dẫn (Tập 1): Phần 1
305 trang 51 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 50 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ
31 trang 49 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 47 0 0 -
146 trang 45 0 0
-
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Tây Nguyên
7 trang 42 0 0 -
Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019
72 trang 41 0 0 -
Chiêm ngưỡng những hầm rượu đẹp nhất thế giới
5 trang 39 0 0 -
Hoa văn tứ quý trong mỹ thuật thời Nguyễn
5 trang 38 0 0 -
14 trang 37 0 0
-
Bài thảo luận Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam
52 trang 37 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 2
82 trang 37 0 0