Sau những tháng nghỉ sinh và ở nhà cùng đứa con bé bỏng cũng tới lúc bạn phải trở lại với công việc. Giờ đây bạn phải đối mặt với cảm giác xa con mỗi ngày, hẳn sẽ có rất nhiều cảm xúc, nhớ con day dứt, lo lắng không yên… Làm thế nào để vượt qua mọi thứ để tập trung vào công việc? Hãy chuẩn bị tâm lý tâm lý cho bản thân. Tôi có thể có những cảm xúc gì? Bạn có thể trải qua nhiều thứ – lo lắng, băn khoăn, stress – nhưng thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuẩn bị tâm lý để trở lại công việc sau sinh
Chuẩn bị tâm lý để trở lại công
việc sau sinh
(Webtretho) Sau những
tháng nghỉ sinh và ở nhà
cùng đứa con bé bỏng
cũng tới lúc bạn phải trở
lại với công việc. Giờ đây
bạn phải đối mặt với cảm
giác xa con mỗi ngày,
hẳn sẽ có rất nhiều cảm
xúc, nhớ con day dứt, lo
lắng không yên… Làm
thế nào để vượt qua mọi thứ để tập trung vào công
việc? Hãy chuẩn bị tâm lý tâm lý cho bản thân.
Tôi có thể có những cảm xúc gì?
Bạn có thể trải qua nhiều thứ – lo lắng, băn khoăn, stress –
nhưng thường gặp nhiều nhất là cảm giác day dứt tội lỗi.
Bạn đổ hết mọi thứ lên bản thân mình, vì cảm thấy thật tệ
đã rời khỏi bé hoặc là vì bạn thật sự cảm thấy thoải mái khi
bước ra khỏi nhà, và những người khác cũng có cách để đổ
hết lên cho bạn.
Khi sự day dứt tấn công, hãy tự nhắc nhở mình bằng những
lý do tại sao bạn cần quay lại với công việc và tại sao điều
đó lại là điều tốt và giữ vững những lập trường này. Khi sự
day dứt phai nhat đi, bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Cũng vậy,
chúng ta thường tự so sánh bản thân với những bà mẹ năng
động khác – người có cùng chung hoàn cảnh hoặc những
bà mẹ có chồng giúp đỡ đần – nhưng tất cả mọi sự so sánh
đều chỉ khiến cho bạn cảm thấy tệ hơn. Thay vào đó, hãy
nhờ những bà mẹ đó chia sẻ các bí quyết của họ.
Cũng cần nên biết là tất cả các bà mẹ đều ao ước có được
sự công nhận rằng họ đang làm đúng, nhưng cảm giác đó
không xuất phát từ sự cân bằng hoàn hảo trong cuộc sống
(nếu điều đó có thể thực hiện được!). Nó đến từ việc ý thức
được bạn đang làm những gì tốt nhất cho bạn và bé của
bạn.
Làm sao để dành nhiều thời gian nhất với con?
Chất lượng bao giờ cũng quan trọng hơn số lượng. Do đó
trong những giờ quý giá mà bạn có, hãy để bản thân hiện
diện trọn vẹn – tắt tivi và cất điện thoại đi. Và đừng bao giờ
cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện với bé. Ngay cả khi bé
không hoàn toàn hiểu bạn, hãy nói với bé tại sao bạn phải
đi làm và những gì xảy ra trong ngày vì điều này có thể
giúp tạo nên một sự kết nối tình cảm giữa bạn và bé.
Bạn có thể nói, “Mẹ đang cố gắng để vì con” hay “ Mẹ có
một cuộc họp ngày hôm nay, nhưng mẹ rất nhớ con”. Chia
sẻ những câu chuyện để tạo điều kiện cho bạn thể hiện
những cảm xúc của mình và giúp mang trẻ lại gần với
những hình ảnh ấy. Thay vì cảm thấy mọi việc cứ như là
bạn có thời gian của bạn còn bé thì có thời gian của bé, hãy
kết nối chúng lại, điều này có thể giúp bạn cảm thấy bạn và
bé như đang cùng trong một đội với nhau.
Chuẩn bị tâm lý để trở lại công việc sau sinh
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.75 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tâm lý phụ nữ mẹo làm đẹp tóc cách làm đẹp da cách ăn kiêng mẹo làm đẹp thời trang phụ nữTài liệu có liên quan:
-
5 trang 121 0 0
-
Tư vấn kiểu tóc hợp nhất cho khuôn mặt tròn
6 trang 41 0 0 -
6 trang 38 0 0
-
6 trang 38 0 0
-
Màu móng tay yêu thích của các siêu mẫu
17 trang 38 0 0 -
5 loại thảo dược giúp tóc nhanh mọc
5 trang 37 0 0 -
3 kiểu vẽ mắt ấn tượng cho mùa hè
8 trang 37 0 0 -
5 trang 37 0 0
-
4 bước đơn giản để biến hoá mái tóc
5 trang 36 0 0 -
5 trang 34 0 0