Danh mục tài liệu

Chức năng phục dựng thời đại, môi trường văn hóa của đồ vật trong Vang bóng một thời

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát tần số xuất hiện dày đặc của đồ vật trong Vang bóng một thời, từ đó đưa ra kết luận đồ vật chiếm giữ vai trò trọng yếu, được dùng như một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi cấp cho chúng chức năng phục dựng thời đại và môi trường văn hóa. Đây là hướng đi mới trong nghiên cứu Nguyễn Tuân – tác giả gắn liền với “trường phái đồ vật” ở Việt Nam, góp phần quan trọng để đánh giá xác đáng quan điểm nghệ thuật lẫn phong cách của nhà văn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chức năng phục dựng thời đại, môi trường văn hóa của đồ vật trong Vang bóng một thờiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONTẠP CHÍ KHOA HỌCJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 4b (2017): 62-71Vol. 14, No. 4b (2017): 62-71Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vnCHỨC NĂNG PHỤC DỰNG THỜI ĐẠI, MÔI TRƯỜNG VĂN HÓACỦA ĐỒ VẬT TRONG VANG BÓNG MỘT THỜILê Cúc Anh *Trường THPT Bùi Thị Xuân TP Hồ Chí MinhNgày Tòa soạn nhận được bài: 20-01-2017; ngày phản biện đánh giá bài: 20-02-2017; ngày chấp nhận đăng bài: 15-4-2017TÓM TẮTBài viết khảo sát tần số xuất hiện dày đặc của đồ vật trong Vang bóng một thời, từ đó đưa rakết luận đồ vật chiếm giữ vai trò trọng yếu, được dùng như một dụng ý nghệ thuật của NguyễnTuân khi cấp cho chúng chức năng phục dựng thời đại và môi trường văn hóa. Đây là hướng đimới trong nghiên cứu Nguyễn Tuân – tác giả gắn liền với “trường phái đồ vật” ở Việt Nam, gópphần quan trọng để đánh giá xác đáng quan điểm nghệ thuật lẫn phong cách của nhà văn này.Từ khóa: đồ vật, Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời.ABSTRACTThe Function of Restoring the Era and Cultural Environmentof the Objects in Vang bong mot thoiThe paper explores the appearance frequency of domestic objects in Nguyen Tuans Vangbong mot thoi to come to the conclusion that the objects play an essential role in the work as a toolto restore the era and cultural environment. This is a new direction in the study of Nguyen Tuan –whose reputation was associated with the “school of objects” in Vietnam, contributing to a properevaluation Nguyen Tuan’s artistic style and point of view.Keywords: object, Nguyen Tuan, Vang bong mot thoi.Đồ vật là một khái niệm “đa nghĩa”,nó không chỉ có giá trị đối với người sửdụng mà còn mang trong mình những giátrị văn hóa, thẩm mĩ và triết học. Hơn thế,đồ vật còn có tư cách đối thoại với conngười. Trong những vật tưởng chừng nhưrất đỗi bình thường, tưởng chừng vô tri vôgiác lại có một thứ ngôn ngữ đáng tin cậy.Đồ vật trong cuộc sống được mời gọi, lũlượt bước chân vào thế giới nghệ thuật.Được gọt giũa, nhào nặn bằng cá tính sángtạo, tất cả những đồ vật dù ở độ nhỏ haykhi lớn được đưa vào tác phẩm văn học*Email: lecucanh@yahoo.com.vn62đều mang một sứ mệnh nhất định theodụng ý của nhà văn. Ở đây chúng tôi muốnnói đến “chức năng của đồ vật” trong việctạo nên giá trị thẩm mĩ, chiều sâu nhân bảncủa tác phẩm.Đồ vật trong Vang bóng một thời gắnliền với quan điểm duy mĩ của NguyễnTuân, được nhà văn dụng công chọn lọcvới nhiều dụng ý, nó không chỉ phản ánhnhân vật và đời sống xã hội mà còn chứađựng tư tưởng, triết lí của ông.1.Chức năng phục dựng thời đạiA. P. Chudakov khẳng định: “MọiTẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMnghệ sĩ đều nói bằng ‘ngôn ngữ’ đồ vật củathời mình” (dẫn theo Phạm Thị Phương,2014). Trong tác phẩm nghệ thuật, đồ vậtcó khả năng trình hiện chỉ số văn hóa,truyền thống dân tộc của một giai đoạn lịchsử nhất định nào đó. Không chỉ thế, đồ vậtcòn đóng vai trò dẫn nhập vào đời sốngnghệ thuật, mở ra cho chúng ta những chântrời không gian, thời gian cụ thể trong cáinhìn riêng của nhà nghệ sĩ.1.1. Dấu vết thế kỉ xa xưaVang bóng một thời là tập truyệnngắn thường xuyên đề cập quá khứ. Ngaytừ tên truyện, ta dễ dàng nhận thấy đồ vậtxuất hiện trong tác phẩm đều là những thứthuộc về cái thời đã qua nay chỉ còn “vangbóng”. Với mảng đề tài quá khứ, NguyễnTuân tái hiện những “vẻ đẹp xưa” quanhững con người tài hoa, những thú chơithanh cao và đặc biệt là những kì vật xưacũ, cổ kính. Trong bối cảnh một xã hộimới, cụ Sáu xuất hiện như một bậc tiềnnhân cổ xưa với cái thú chơi cũng cổ:thưởng trà. Đi cùng thú chơi tao nhã đó là“những chiếc ấm đất” như “Thế Đức màugan gà, Lưu Bội, Mạnh Thần song ẩm”(Nguyễn Tuân, 2014, tr. 34) mà cụ Sáu quýnhư tính mạng. Trong Chén trà trongsương sớm, những dụng cụ dùng để uốngtrà như “đĩa dầm, chén tống, chén quân,khay trà, ấm đồng”… (Nguyễn Tuân, 2014,tr. 125-127) của cụ Ấm cũng nhuốm màuquá khứ. Đó quả là những vật trân quý khótìm trong thời đại ngày nay. Và cùng vớinhững vật dụng cổ xưa đó là thú uống tràđã được nâng lên thành cái “đạo”.Hương cuội cũng tôn cao cái đạo củaTập 14, Số 4b (2017): 62-71người tài tử thời xưa: đạo chơi hoa. Vật hoa, rượu, thơ trong truyện tái hiện nhữngthú chơi xa xưa của bậc tiền nhân mà bâygiờ hiếm thấy. Tất bật trên đường đờinhững tháng năm tuổi trẻ, quãng đời xếchiều còn lại của mình, cụ Kép nguyệndành hết cho hoa. Vì yêu hoa nên cụ chọntổ chức bữa rượu “Thạch Lan Hương” vớinhững viên kẹo nhân đá ám hương lan đểthưởng hoa bên những người bạn hiền.“Thạch Lan Hương” – quả là một bữa tiệcrượu thật cầu kì mà lớp hậu bối thời nay cócơ may được biết đến nhờ Nguyễn Tuân.Trò sát phạt bằng văn thơ đầy tao nhãtrong Thả thơ và Đánh thơ qua vật – thơ vàđàn cũng góp phần tái hiện một không ...