Danh mục tài liệu

Chức năng tôn giáo của Hội đồng Tôn giáo truyền thống người Chăm ở Ninh Thuận qua nghi lễ Suk Yeng - nhìn từ lý thuyết chức năng và chức năng - cấu trúc

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.03 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày chức năng tôn giáo của Hội đồng Tôn giáo truyền thống người Chăm ở Ninh Thuận qua trường hợp nghi lễ Suk Yeng. Nghi lễ Suk Yeng là một loại nghi lễ được tổ chức theo chu kỳ 3 năm một lần tại các thánh đường của người Chăm Awal/Bani (Chăm ảnh hưởng Islam giáo).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chức năng tôn giáo của Hội đồng Tôn giáo truyền thống người Chăm ở Ninh Thuận qua nghi lễ Suk Yeng - nhìn từ lý thuyết chức năng và chức năng - cấu trúcNghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017 3TRƯƠNG VĂN MÓN (Sakaya)* CHỨC NĂNG TÔN GIÁO CỦA HỘI ĐỒNG TÔN GIÁO TRUYỀN THỐNG NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN QUA NGHI LỄ SUK YENG - NHÌN TỪ LÝ THUYẾT CHỨC NĂNG VÀ CHỨC NĂNG - CẤU TRÚC Tóm tắt: Bài viết trình bày chức năng tôn giáo của Hội đồng Tôn giáo truyền thống người Chăm ở Ninh Thuận qua trường hợp nghi lễ Suk Yeng. Nghi lễ Suk Yeng là một loại nghi lễ được tổ chức theo chu kỳ 3 năm một lần tại các thánh đường của người Chăm Awal/Bani (Chăm ảnh hưởng Islam giáo). Trước khi thực hiện nghi lễ, Hội đồng Tôn giáo truyền thống của người Chăm (bao gồm đại diện của 7 cả sư ở 7 thánh đường người Chăm Awal và đại diện 3 cả sư ở 3 đền tháp của người Chăm Ahiér - Chăm ảnh hưởng Bàlamôn) nhóm họp đánh giá việc thực hiện công tác tôn giáo như quan, hôn, tang, tế, lịch pháp… trong ba năm trước như thế nào? Trên cơ sở này, Hội đồng Tôn giáo truyền thống rút kinh nghiệm và đề xuất những phương hướng hoạt động mới trong 3 năm tiếp theo. Nhờ đó, giữa cộng đồng Chăm Awal và Chăm Ahiér, tuy khác tôn giáo nhưng họ hoạt động đồng nhất, không cản trở và xung đột nhau. Hội đồng Tôn giáo truyền thống góp phần điều hòa mối quan hệ xã hội và gắn kết hai tôn giáo với nhau. Từ khóa: Chức năng, tôn giáo, xã hội, nghi lễ, gắn kết. Đặt vấn đề Người Chăm là dân tộc thiểu số trong khối cộng đồng dân tộc ViệtNam, theo số liệu điều tra dân số năm 2009, dân số người Chăm là161.727 người tập trung tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, BìnhĐịnh, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Tp. Hồ Chí Minh1…. Hiện nay,họ còn bảo lưu nhiều truyền thống, tập tục mang bản sắc riêng, đángchú ý nhất là di sản tôn giáo như đền, tháp, bia ký, tượng thờ và nghi* Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.Ngày nhận bài: 09/01/2017; Ngày biên tập: 08/02/2017; Ngày duyệt đăng: 20/02/2017.4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017lễ tôn giáo… còn hiện hữu ở dải đất Miền Trung Việt Nam. Trong những năm gần đây, văn hóa Chăm được giới khoa học quantâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở Việt Nam tùy thuộc vào chính sách nhànước ở từng thời kỳ khác nhau mà các nhà khoa học có cách nhìn vànhận định khác nhau về di sản văn hóa Chăm. Đáng chú ý nhất tronggiai đoạn 1975 - 1986, một số di sản văn hóa Chăm được nhà nước,chính quyền và các nhà khoa học tôn vinh, bảo tồn, nhưng một số disản văn hóa khác như tôn giáo truyền thống, tôn giáo ngoại nhập, mộtsố nghi lễ người Chăm bị xem là lạc hậu, mê tín dị đoan cần được xóabỏ. Hàng loạt nghi lễ nông nghiệp, lễ hội cầu đảo, cầu mưa, lễ SukYeng và sự sinh hoạt của Hội đồng tôn giáo bị hạn chế sinh hoạt trongthời điểm này. Sau năm 1986, Việt Nam mở cửa và hội nhập, một sốnghi lễ trên, trong đó có lễ Suk Yeng và sinh hoạt Hội đồng tôn giáoChăm truyền thống lại được phục hồi. Hiện nay chức năng, vai trò củanghi lễ trong tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội của người Chăm thể hiệnnhư thế nào thì chưa được đề cập đến? Từ lý thuyết chức năng, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xemchức năng, vai vò của nghi lễ Suk Yeng và Hội đồng tôn giáo Chămtruyền thống đối với tôn giáo - xã hội Chăm. Nó là những tập tục mê tíndị đoan, rườm rà tốn kém cần xóa bỏ hay có chức năng quan trọng trongviệc liên kết, điều hòa mối quan hệ trong xã hội, tôn giáo của ngườiChăm từ xưa đến nay? Đây là câu hỏi đặt ra trong bài nghiên cứu này. 1. Khái quát thuyết chức năng và vai trò của nó trong nghiêncứu tôn giáo - xã hội2 Vào cuối thế kỷ 20, ở Phương Tây xuất hiện nhiều trào lưu lýthuyết khác nhau để tiếp cận nghiên cứu các lĩnh vực khoa học - xãhội nhân văn trong đó có nhân học. Nổi lên trong những trường pháilý thuyết trên có trường phái lý thuyết chức năng và chức năng - cấutrúc gắn với tên tuổi của 3 học giả: Bronislaw Malinowski (1884-1942), A. R. Radcliffe Brown (1881-1955) và Émile Durkheim (1858-1917). Mặc dù cùng được xếp vào một trường phái nhưng mỗi họcgiả, ngoài tiếp cận những cái chung, còn có những hướng tiếp cậnriêng để lý giải chức năng văn hóa, tôn giáo, xã hội,.... Trường lýthuyết chức năng và chức năng - cấu trúc đề cập và lý giải nhiều vấnđề liên quan đến nền văn hóa, tôn giáo, xã hội khác nhau nhưng ởTrương Văn Món (Sakaya). Chức năng tôn giáo... 5phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày những nét cơ bản màchúng tôi quan tâm, có thể sử dụng để lý giải một vài vấn đề liên quanđến nội dung của bài viết này. Đầu tiên phải kể đến Bronislaw Malinowski, cha đẻ trường pháichức năng luận. Quan điểm chính của trường phái lý thuyết này chorằng: Các hợp phần của văn hóa phối hợp với nhau để phục vụ nhucầu của con người. Nghiên cứu vă ...