Danh mục tài liệu

CHƯƠNG 1 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.85 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. LÃNH THỔ QUỐC GIA, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ QUÂN SỰNước Đại Việt thời Lý-Trần là một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền. Lãnh thổ Đại Việt về đại thể là vùng Bắc Bộ và một phấn Trung Bộ ngày nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 1 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN CHƯƠNG 1NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN I. LÃNH THỔ QUỐC GIA, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ QUÂN SỰ Nước Đại Việt thời Lý-Trần là một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền. Lãnh thổ Đại Việt về đại thể là vùng Bắc Bộ và một phấnTrung Bộ ngày nay. Phía đông có biển và các hải đảo; phía bắc cùngbiên giới với Trung Quốc ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông và QuảngTây), lúc đó thuộc nhà Tống và nhà Nguyên đồng thời giáp với vươngquốc Nam Chiếu (Đại Lý) ở vùng Vân Nam; phía tây giáp lãnh thổ các bộ tộc Lão Qua, Chân Lạp; phía nam giáp vương quốc Chăm Pa(Chiêm Thành). Từ khi giành được độc lập vào đầu thế kỷ X cho đến cuối thế kỷ XIV nhân dân Đại Việt đã trải qua một quá trình lâu dài, gian khổ của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau hơn 1.000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, qua nhiều lần chia cắt, tách nhập, từ Nam Việt của Triệu Đà, đến Giao Chỉ bộ thời Hán, An Nam đô hộ phủ thời Đường, một phần lãnh thổ ở phía bắc nước ta bị phong kiến ngoại bang, bấy giờ là nhà Nam Hán, chiếmgiữ. Từ khi Khúc Thừa Dụ nổi dậy năm 905, quyền tự chủ của dân tộcđược lập lại trên phạm vi hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, tức vùng BắcBộ và bắc Trung Bộ ngày nay. Các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê kếtiếp nhau củng cố nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Kinhđô nước ta thời Ngô là Cổ Loa (Đông Anh - ngoại thành Hà Nội). Thời Đinh, Lê, tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô ở Hoa Lư (Gia Viễn, NinhBình). Đinh Bộ Lĩnh chia nước thành 12 đạo hành chính, Lê Hoàn đổi đạo thành bộ và cho các hoàng tử, thân vương trấn trị ở các vùng.Dưới triều Tiến Lê, phía bắc, Lê Hoàn đánh tan quân Tống, phía nam, đánh bại quân Chiêm giữ yên bờ cõi. Cơ đồ nhà Tiền Lê được xâydựng vững vàng trên toàn bộ đất nước, bấy giờ chủ yếu là vùng trungdu, đổng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Các vùng rừng núi xa xôi cònràng buộc lỏng lẻo, giao cho thổ tù, châu mục bản địa coi giữ, dưới sựquản lý của triều đình. Tuy nhiên, biên giới phía đông bắc đất nước đãkhá rõ ràng, vùng biên giới từ Vĩnh An (Móng Cái) đến Khâm Châu và từ Quan Lang (Ôn Châu) đến Ung Châu đã được hai bên Tống, Việtkiểm soát. Cương vực phía nam Đại Cồ Việt là Hoành Sơn (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập nên vương triều Lý. ThấyHoa Lư chật hẹp không phù hợp với kinh đô của một quốc gia độc lập đang trên đà phát triển, năm 1010, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời đô ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long, để “mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau” (Chiếu dời đô). Từ đấy Thăng Long là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt, một lần nữa khẳng định sự trưởng thành của quốc gia độc lập tự chủ. Nhà Lý rất quan tâm bảo vệ non sông gấm vóc toàn vẹn lãnh thổ và độc lập, tự chủ của dân tộc. Cuộc đấu tranh vì chủ quyền lãnh thổ diễn ra dài lâu và liên tục. Phía bắc, nhà Tống thường xuyên mưu toan mở rộng lãnh thổ, nhiều lần cho quân xâm lấn và phát động chiến tranh xâm lược. Trong thời kì nhà Tống âm mưu chiếm giữ đấtQuảng Nguyên (Cao Bằng), nhà Lý đã kiên trì đấu tranh, cho nên saucuộc xâm lăng 1076-1077 hai năm, nhà Tống buộc phải trả lại QuảngNguyên cho ta. Cương vực Đại Việt ở phía bắc từng bước ổn định. Biên giới từ Cao Bằng về phía đông lúc đó đã rõ ràng, gồm các châu TâyBình, Lộc Bình và huyện An Viễn. So với ngày nay phía gần biển, lãnh thổ Đại Việt còn ăn sâu vào tỉnh Quảng Đông đến gần vịnh KhâmChâu1; còn phía tây Cao Bằng, cư dân Đại Việt sống thành từng động, sự ràng buộc của triều đình chưa chặt chẽ.Thời nhà Trần, về cơ bản cương vực phía bắc Đại Việt không thay đổi.Sau những lần bị giặc Nguyên - Mông xâm lược, nhà Trần chú ý nhiều đến biên giới; việc kiểm soát các châu, động phía bắc và đông bắc càng chặt chẽ hơn thời Lý.Ở phía nam, vương quốc Chiêm Thành thường đem binh thuyền quấyphả vùng biên giới và ven biển của ta. Các vua Lý, vua Trần đã nhiềulần phải động binh đánh dẹp. Trong đợt tiến công năm 1069, vua Chế Củ bị bắt, Chiêm Thành xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và MaLinh. Đến đời Lý Thái Tông (1028 - 1054), lãnh thổ phía nam Đại Việtđã gồm cả nửa phần tỉnh Quảng Trị bây giờ. Năm 1075, Lý Nhân Tông cử Tể tướng Lý Thường Kiệt đi kinh lý vùng đất mới, vẽ bản đồ hìnhthể núi sông, rồi đổi châu Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh. Cư dân phía bắc được phép vào khai khẩn ruộng hoang và lập các trang hộ2. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa HuyềnTrân (con vua Nhân Tông) cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân đem hai châu Ô và Lý dâng Đại Việt để làm lễ vật dẫn cưới.Vua Anh Tông sai Hành khiển Đoàn Nhử Hài vào Ô, Lý để hiểu dụ đặt quan cai trị, cấp ruộng cho dân và thu thuế, đồng thời đổi tên hai châu đó thành Thuận Châu và Hóa Châu. Như vậy lãnh thổ Đại Việt vào đầu thế kỷ XIV đã vươn tới tỉnh Thừa Thiên ngày nay.Xu hướng khai phá đất hoang để tăng diện tích cư trú và canh tác ravùng biển vẫn được tiến hành liên tục. Vùng đất phù sa sông Hổng và các sông lớn khác dẩn dần trở thành đồng bằng và làng xóm củangười Đại Việt. Chẳng hạn, vùng Bố Hải Khẩu đầu thế kỷ X hãy còn là đất biển, đến đầu thế kỷ XI, đã trở thành đồng ruộng trù phú. Năm 1038, Lý Thái Tông đã tới đây cày tịch điền. Đó là thị xã Thái Bình ngày nay. Dưới triều Lý - Trần, công cuộc khẩn hoang, trị thủy đượctiến hành quy mô, đất canh tác ngày càng mở rộng, dân cư ngày một đông đúc. Điều này được phản ánh ở nhiều sử sách trong và ngoài nước. Sách An Nam chí nguyên của Trung Quốc chép: “Xứ Giao Chỉ dân cư trù mật, đất không đủ cày cho nên người trước đắp đê cao ở hai bênsông ngòi để phòng nước lụt. Đất ở ven biển bị nước mặn lấn vào, bọn quý tộc thế gia muốn chiếm riêng đất đó, đều tự ý đắp đê để ngănnước mặn rồi gieo trồng cày cấy bên trong, như thế là để yên dân vàkhai thác hết mối lợi của ...