Danh mục tài liệu

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ QUẢNG CÁO

Số trang: 13      Loại file: doc      Dung lượng: 579.50 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp quảng cáo, sự thiếu hụt nhân sự người Việt có kỹ năng cao ngày càng nghiêm trọng. Các công ty quảng cáo và khách hàng marketing chủ yếu dựa vào lực lượng nhận sự nước ngoài để lãnh đạo công ty. Chỉ một số ít người Việt nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các công ty quốc tế hoặc sở hữu một doanh nghiệp quảng cáo thành công. Vấn đề đặt ra là vì sao sự thiếu hụt này nghiêm trọng như vậy và làm thế nào để xoay chuyển...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ QUẢNG CÁO 10 CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU VỀ QUẢNG CÁO 1 .1 Giới thiệu về lĩnh vực quản cáo Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp quảng cáo, sự thiếu hụt nhân sự người Việt có kỹ năng cao ngày càng nghiêm trọng. Các công ty quảng cáo và khách hàng marketing chủ yếu dựa vào lực lượng nhận sự nước ngoài để lãnh đạo công ty. Chỉ một số ít người Việt nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các công ty quốc tế hoặc sở hữu một doanh nghiệp quảng cáo thành công. Vấn đề đặt ra là vì sao sự thiếu hụt này nghiêm trọng như vậy và làm thế nào để xoay chuyển tình thế. Việt Nam luôn được công nhân có nhiều nhân tài. Ty lệ 94% dân số biết đọc biết viết cho thấy Việt Nam có mặt bằng dân trí cao hơn nhiều quốc gia phát triển khác. Nền giáo dục hiện tại vẫn đào tạo ra nguồn nhân lực lành nghề, nhưng đa số tập trung vào công việc thủ công và xã hội thay vì những hoạt động sáng tạo và marketing. Tuân thủ không phải là một phương pháp giáo dục tốt. Khi chủ nghĩa cá nhân không được đánh giá đúng mực, người ta sẽ không có động lực rèn luyện bản thân thành những người có khả năng phê bình theo hướng tích cực.Để đánh giá thế nào là sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo trong quảng cáo, cùng tùy thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan, bởi sáng tạo trong lĩnh vực này rất phong phú. Hiện nay các tiêu chuẩn theo quan điểm phương Tây vẫn đang thống lĩnh thị trường Tuy nhiên, có nhiều quan điểm tương đồng về các phẩm chất mà một người cần có để suy nghĩ và sáng tạo giỏi. Bạn cần có kiến thức phổ thông, khả năng suy nghĩ logic, quan tâm đến việc học hỏi kiến thức về thế giới xung quanh, biết cách lắng nghe, suy nghĩ đúng hướng và khả năng phân tích. 11 Bên cạnh đó, bạn cần có đủ tự tin để bảo vệ quan điểm của mình trước thầy cô giáo, sau này là khách hàng quảng cáo. Bạn cần có bản lĩnh mạnh mẽ để vượt qua những nếp nghĩ thông thường. Đòi hỏi này khá lớn với những người được đào tạo theo phương pháp truyền . Ở Việt Nam hiện nay, các công ty quảng cáo nước ngoài chủ yếu tuyển dụng nhân sự tốt nghiệp các đại học do nước ngoài sở hữu hoặc quản lý. Những trường quốc tế hàng đầu tại Việt Nam có các chương trình và phương pháp đào tạo thích hợp hơn với nhu cầu của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, ví dụ các hãng quảng cáo hay sản xuất sáng tạo hệ thống 1.2 Định nghĩa về quản cáo Đây là những định nghĩa cơ bản về quảng cáo của Carter McNamara, MBA, PhD, được đăng trên 1 site thư viện ở USA .Những định nghĩa cơ bản về: Advertising, Marketing, Promotion, Public Relations - Publicity, và Sales. Mọi người rất dễ trở nên lúng túng và lẫn lộn khi sử dụng các thuật ngữ như Advertising, Marketing, Promotion, Public Relations - Publicity, và Sales. Tuy nhiên ngoài bản chất hoạt động tương đối giống nhau thì chúng có những điểm khác biệt. 12 Advertising: gây sự chú ý cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Điển hình nhất là các biển hiệu,các cuốn calalogue,giới thiệu sản phẩm, những lá thư chào hàng trực tiếp hoặc thư điện tử, liên lạc cá nhân..v.v.. Promotion: Lưu giữ hình ảnh của sản phẩm và dịch vụ trong trí nhớ của khách hàng, khuyến khích nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm. Promotion cũng bao gồm advertising đang tồn tại của sản phẩm và publicity (sẽ đề cập ở dưới). Những hoạt động đang diễn ra của quảng cáo (advertising), bán hàng (sales) và quan hệ công chúng (pr). được xem như các khía cạnh của promotions Marketing: Một phạm vi rộng của các hoạt động được nói đến, nó đảm bảo việc doanh nghiệp vẫn đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vẫn thu được lãi. Những hoạt động này gồm có nghiên cứu thị trường để tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng đang có, nhu cầu của họ cũng như doanh nghiệp có thể đáp ứng được gì và đáp ứng như thế nào cho họ, v.v... Marketing cũng gồm luôn việc phân tích tính cạnh tranh, vị trí của sản phẩm hoặc dịch vụ mới (tìm kiếm nhóm thị trường phù hợp với doanh nghiệp), định giá sản phẩm và dịch vụ mới đồng thời tiếp thị chúng thông qua advertising, promotions, pr và sales. Public relations: Là những hoạt động đang diễn ra nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có một hình ảnh mạnh mẽ và ấn tượng trong công chúng. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm việc giúp công chúng hiểu rõ về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của họ. Thông thường hoạt động PR được sắp đặt qua các hệ thống truyền thông như các báo, tạp chí và truyền hình,v.v... Như đã nói ở trên, quan hệ công chúng được xem như 1 hoạt động hạn như trong quảng cáo (advertising). Phương thức quảng cáo này chỉ các phóng viên và tác giả bài báo mới quyết định những gì họ muốn viết. Sales: hoạt động này nhằm nghiên cứu và nuôi dưỡng nhóm khách hàng tiềm năng hoặc top list khách hàng trong một phân đoạn thị trường, để truyền đạt những đặc trưng, thuận lợi và lợi ích của sản phẩm + dịch vụ đến họ, cũng để họ tiếp cận với việc bán hàng (hay đi đến việc chấp nhận giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ). 1.3 Cơ cấu tổ chức của ngành quảng cáo Quảng cáo Việt Nam phát triển đã hơn 10 năm nhưng mô hình, cơ cấu tổ chức và các vị trí chức năng chính vẫn còn rất mờ nhạt. Kinh tế thị trường phát triển cuốn theo quảng cáo trên sự tự phát, thiếu cả hệ thống nhận thức lý luận và đội ngũ nhân lực chuyên môn. 13 Nhờ sự giúp đỡ của ông Đỗ Kim Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo quảng cáo Việt Nam (ARTI Vietnam) - người có gần 20 năm trong nghề với vai trò điều hành một doanh nghiệp quảng cáo chuyên nghiệp, giúp chúng ta làm sáng tỏ một số vị trí chủ chốt trong một công ty quảng cáo, cũng như chức năng nhiệm vụ, tố chất và kiến thức chuyên môn cần có: 1/ Giám đốc chiến lược (Strategy Diretor): Phối hợp cùng Giám đốc marketing hoặc nhãn hiệu của khách hàng ...