Danh mục tài liệu

Chương 10. Sử dụng bền vững tài nguyên khí hậu

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 168.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khí hậu là loại tài nguyên vô cùng quý giá, quyết định sự sống còn của một dân tộc.Loại tài nguyên này có thể ngày càng phong phú hay cạn kiệt là tuỳ thuộc vào sự khaithác và bảo vệ của con người. Bằng những biện pháp khác nhau, con người có thể làmcho khí hậu một vùng trở nên phong phú, ngược lại tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, khi đó cácyêu cầu của cây trồng vật nuôi không được bảo đảm, nguồn nước bị thiếu nghiêmtrọng, lũ lụt, lở đất, xói mòn đất.... Sản xuất bị ngừng trệ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 10. Sử dụng bền vững tài nguyên khí hậu Chương X. SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU Khí hậu là loại tài nguyên vô cùng quý giá, quyết định sự sống còn của một dân tộc. Loại tài nguyên này có thể ngày càng phong phú hay cạn kiệt là tuỳ thuộc vào sự khai thác và bảo vệ của con người. Bằng những biện pháp khác nhau, con người có thể làm cho khí hậu một vùng trở nên phong phú, ngược lại tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, khi đó các yêu cầu của cây trồng vật nuôi không được bảo đảm, nguồn nước bị thiếu nghiêm trọng, lũ lụt, lở đất, xói mòn đất.... Sản xuất bị ngừng trệ, năng suất cây trồng thấp dẫn tới nạn thiếu lương thực, rau xanh và quả tươi cùng các nguồn thực phẩm khác. Nguồn nước thiếu hụt dẫn tới thiếu nước uống và nước sinh hoạt, từ đó phát sinh bệnh tật và nhiều tệ nạn xã hội. Vì vậy phải tiến hành những biện pháp bảo vệ có hiệu quả, thường xuyên và lâu dài tài nguyên khí hậu đất nước. Khác với các nguồn tài nguyên không có khả năng phục hồi như khoáng sản, dầu mỏ..., khí hậu nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ không bao giờ bị cạn kiệt, hơn nữa, chúng còn có thể được cải thiện tốt hơn. Từ trước đến nay, tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng với các tổ chức Quốc tế khác như FAO, ICRAF... và các Quốc gia đều đã rất chú trọng nghiên cứu nguồn tài nguyên khí hậu, khai thác chúng một cách hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao và môi trường bền vững. Các kết quả nghiên cứu khí hậu nông nghiệp ở vùng Đông Nam Á áp dụng trong đề án Các vùng sinh thái nông nghiệp (1978 - 1981) của FAO đã sử dụng khái niệm Ðộ dài mùa sản xuất, căn cứ vào cân bằng nước, tiềm năng về bức xạ và nhiệt..., cân đối giữa đất đai và cây trồng lập nên các biến khí hậu nông nghiệp. Công trình này đã coi các yếu tố khí hậu nông nghiệp là tài nguyên đầu tư vào các quá trình sản xuất. Tài nguyên khí hậu nông nghiệp chẳng những có tầm quan trọng trong việc xác định chiến lược phát triển nông nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Ở nước ta, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất nông nghiệp phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, lơi thế của một nền nông nghiệp nhiệt đới, đưa tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là các thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất... Ðối với tài nguyên khí hậu, chúng ta rất cần phải có những chính sách nghiên cứu, khai thác, sử dụng hợp lý để phục vụ đắc lực cho những nhiệm vụ chiến lược phát triển nông nghiệp.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU1.1. Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp ở các vùng chưa có những căn cứ khoahọc về sử dụng tài nguyên khí hậu nông nghiệp. Các vùng sản xuất nông nghiệp chuyêncanh hình thành một cách tự phát, phát triển ồ ạt, vì thế đã có những tổn thất lớn do điềukiện thời tiết, khí hậu gây ra. Ðặc biệt, đứng trước yêu cầu phát triển sản xuất nôngnghiệp, vừa đảm bảo lương thực, thực phẩm trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu hàng hoáđể xuất khẩu, nền nông nghiệp trong những năm qua đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu câytrồng, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích các giống cây trồngmới, giống ưu thế lai, các công nghệ sản xuất mới mà chưa chú ý nghiên cứu, đánh giá tácđộng của điều kiện thời tiết, khí hậu đối với chúng. 1851.2. Công tác phục vụ khí tượng nông nghiệp Công tác phục vụ khí tượng nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin củasản xuất nông nghiệp. Chưa có đầy đủ những thông tin về yêu cầu ngoại cảnh của cácloại cây trồng, cơ cấu thời vụ cây trồng ở các vùng sinh thái, dự báo khí tượng nôngnghiệp, những thông tin về mức bảo đảm an toàn lương thực, an toàn sản xuất... đặc biệtlà những vùng có nguy cơ mất ổn định cao liên quan đến thời tiết có hại và thiên tai...a) Những kết quả nghiên cứu khí tượng nông nghiệp Những kết quả nghiên cứu, phục vụ khí tượng nông nghiệp mới chỉ tập trung vàocác cây trồng ngắn ngày (cây lương thực, cây thực phẩm, một số cây công nghiệp). Còn ítcác công trình nghiên cứu về cây ăn quả và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, có nhu cầuhàng hoá ngày càng lớn ở trong nước và xuất khẩu, các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản vàchăn nuôi... Trong những năm qua, vị thế của cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đangngày càng được khẳng định. Nhiều vùng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đang chịu tácđộng mạnh mẽ bởi điều kiện thời tiết và thiên tai chưa kiểm soát được như hạn hán ở TâyNguyên đối với cà phê Vối (Coffea Robusta); lũ lụt ở vùng cây ăn quả Ðồng bằng sôngCửu Long; sương muối, băng giá ở vùng cà phê chè (Coffea Arabica) Sơn La, cây ăn quả ởHà Giang... đang đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề đối với Khí tượng Nông nghiệp.b) Mạng lưới trạm khí tượng nông nghiệp Mạng lưới trạm khí tượng nông nghiệp phân bố không đều trên các vùng sản xuấtnông nghiệp và các vùng khí hậu. Nhiều vùng sản xuất quan trọng như vùng cây côngnghiệp Tây Nguyên, Tây Bắc, Vùng Trung Trung Bộ... mới có rất ít các trạm Khí tượngnông nghiệp cơ bản. Trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng ở các cơ sở nghiên cứu thiếuthốn và lạc hậu. Trình độ cán bộ ở các Ðài, Trạm chưa được nâng cao, rất ít có các lớp đàotạo chuyên môn, không đáp ứng được với nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Quy phạm quantrắc chưa được cải tiến phù hợp với đặc điểm của cây trồng, đặc biệt là các loại cây ănqủa, cây công nghiệp lâu năm và các giống cây trồng mới được lai tạo...c) Công tác khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khí hậu Công tác nghiên cứu nâng cao khả năng khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khíhậu, tài nguyên đất, nước... bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môitrường, phòng tránh thiên tai... chưa được chú trọng hoặc chưa giải quyết được những vấnđề chính. Do nhu cầu phát triển sản xuất n ...