Danh mục tài liệu

Chương 6: Mô hình hoá dữ liệu hệ thống

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 881.38 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm Mô hình hoá dữ liệu (mô hình hoá cơ sở dữ liệu, mô hình hoá thông tin) là một kỹ thuật để tổ chức và tài liệu hoá dữ liệu của hệ thống trong một mô hình. Kỹ thuật này xác định các yêu cầu nghiệp vụ đối với một cơ sở dữ liệu. Mô hình hóa dữ liệu thường được gọi là mô hình hóa cơ sở dữ liệu vì cuối cùng một mô hình dữ liệu luôn được cài đặt thành cơ sở dữ liệu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 6: Mô hình hoá dữ liệu hệ thốngGiáo trình: Phân tích thiết kế hệ thống Giảng viên: Lê Đắc Nhường G Chương 6 Mô hình hoá dữ liệu hệ thống6.1. Mô hình hóa dữ liệu6.1.1. Khái niệm Mô hình hoá dữ liệu (mô hình hoá cơ sở dữ liệu, mô hình hoá thông tin) là một kỹ thuật đểtổ chức và tài liệu hoá dữ liệu của hệ thống trong một mô hình. Kỹ thuật này xác định các yêucầu nghiệp vụ đối với một cơ sở dữ liệu. Mô hình hóa dữ liệu thường được gọi là mô hìnhhóa cơ sở dữ liệu vì cuối cùng một mô hình dữ liệu luôn được cài đặt thành cơ sở dữ liệu. Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relationship Diagram - ERD) mô tả dữ liệu dưới dạng cácthực thể và các quan hệ được mô tả bởi dữ liệu. ERD xác định các đơn vị thông tin cơ sởcần thiết cho hệ thống (các thực thể) và các mối quan hệ giữa chúng. Nghĩa là tất cả các dữliệu chỉ được lưu giữ một lần trong toàn bộ hệ thống.6.1.2. Từ mô hình dữ liệu tới cài đặt cơ sở dữ liệu Sơ đồ quan hệ thực thể E-R: là một mô hình khái niệm của các thực thể dữ liệu, cácthuộc tính (đặc điểm) và các quan hệ (với các thực thể khác) của chúng trong một hệ thốngthông tin (độc lập kỹ thuật). (Phân tích) Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational Data Model - RDM): là một bản thiết kế cho việc càiđặt của một mô hình dữ liệu khái niệm (ERD) trong môi trường cơ sở dữ liệu quan hệ (độclập phần mềm). (Thiết kế) Sơ đồ quan hệ: là sơ đồ thể hiện cách thức một mô hình dữ liệu được cài đặt với hệquản trị cơ sở dữ liệu (như Microsoft Access hay MS SQL Server…). (Cài đặt)6.1.3. Vai trò của sơ đồ quan hệ thực thể Cơ sở dữ liệu = dữ liệu + quan hệ ERD được dùng để mô hình hoá dữ liệu và quan hệ của chúng. ERD là một biểu diễn đồhoạ của mô hình dữ liệu khái niệm. ERD là độc lập tài nguyên: nó không gắn với bất cứ môitrường cơ sở dữ liệu cụ thể nào.6.2. Các phần tử của sơ đồ quan hệ thực thể (ERD)6.2.1. Thực thể Thực thể là một nhóm các thuộc tính tương ứng với một đối tượng khái niệm mà chúng tacần thu thập và lưu trữ dữ liệu về nó như: các vật thể, con người, địa điểm, sự kiện, kháiniệm mà sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào các thực thể khác. Thực thể là một tập cácthể hiện của đối tượng mà nó biểu diễn. Thực thể phải có một tên duy nhất (một danh từ số ít), từ định danh duy nhất và ít nhấtmột thuộc tính (chính là từ định danh). Các loại thực thể có thể có: Con người: là nhữngngười thực hiện chức năng nào đó trong hoặc ngoài hệ thống. Ví dụ: công ty, khách hàng,phòng ban, bộ phận, nhân viên, giáo viên, sinh viên, nhà cung cấp…Địa điểm: là nơi được sửdụng bởi con người. Ví dụ: nơi bán hàng, toà nhà, phòng, chi nhánh…Vật thể: là những đối Trang 70Giáo trình: Phân tích thiết kế hệ thống Giảng viên: Lê Đắc Nhường Gtượng vật lý thấy rõ. Ví dụ: sách, tạp chí, sản phẩm, nguyên liệu thô, công cụ…Sự kiện: lànhững gì xảy ra theo thời gian hoặc theo một quy trình nhất định. Ví dụ: giải thưởng, sự huỷbỏ, chuyến bay, giờ học, việc lập hoá đơn, việc đặt hàng, việc đăng ký, sự gia hạn, sự đặtchỗ, việc bán hàng…Khái niệm: là những gì không thể nhìn thấy được. Ví dụ: tài khoản,khoảng thời gian, khoá học, nguồn tài chính, quy tắc, luật lệ… Trong ERD, thực thể được ký hiệu là một hình chữ nhật, mỗi thực thể tương đương vớimột bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của hệ thống. Sinh viên Thể hiện của thực thể: là một thực thể cụ thể. Ví dụ thực thể SinhVien có thể có nhiều thểhiện như Trần Đoan Trang, Mai Thu Huyền, Lê Thanh Mai…6.2.2. Thuộc tính Mỗi thực thể bao gồm nhiều thông tin, mỗi thông tin là một thuộc tính của tập thực thể,ứng với một trường trong bảng dữ liệu tương ứng. Ví dụ: khách hàng Nguyễn Văn A có nămsinh là 1981, có số điện thoại là 8534… . Tập thực thể khách hàng sẽ có các thuộc tính “nămsinh”, “số điện thoại”. Một thuộc tính là một đặc tính mô tả hoặc đặc điểm quan tâm của mộtthực thể.  Kiểu dữ liệu (Data type) của một thuộc tính xác định kiểu dữ liệu có thể lưu trữ được trong thuộc tính đó  Phạm vi (Domain) của một thuộc tính xác định các giá trị mà thuộc tính đó có thể chứa một cách hợp lệ  Giá trị mặc định (Default value) của một thuộc tính là giá trị sẽ được ghi vào nếu không được xác định bởi người dùng Kiểu dữ liệu Các kiểu dữ liệu lôgíc điển hình cho các thuộc tính Kiểu dữ liệu lôgíc Ý nghĩa lôgíc NUMBE ...