Danh mục tài liệu

Chuyên đề 1 : Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.20 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà nước và dấu hiệu đặc trưng của nhà nướcSự phát triển của sản xuất vật chất chuyển xã hội từ cung không đủ cầu sang một giai đoạn mới: Có của cải dự thừa, tiêu dùng đã có dự trữ. Việc chiếm đoạt tài sản dự trữ đã phân hóa xã hội thành giai cấp, đối lập nhau về lợi ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 1 : Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Khái quát chung về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam a) Nhà nước và dấu hiệu đặc trưng của nhà nước Sự phát triển của sản xuất vật chất chuyển xã hội từ cung không đủ cầusang một giai đoạn mới: Có của cải dự thừa, tiêu dùng đã có dự trữ. Việc chiếmđoạt tài sản dự trữ đã phân hóa xã hội thành giai cấp, đối lập nhau về lợi ích. Xãhội hình thành mâu thuẫn giai cấp. Khi mâu thuẫn giai cấp phát triển đến độkhông thể điều hòa được thì nhà nước ra đời. Nhà nước biểu hiện và thực hiệnđường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó, bản chất của nhà nước luônmang tính giai cấp và nó phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền Trong các xã hội có giai cấp (chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản) quyềnlực chính trị thuộc về giai cấp thống trị hoặc liên minh giai cấp thống trị. Thôngqua quyền lực chính trị, giai cấp thống trị bắt các giai cấp khác phục tùng ý chícủa mình. Quyền lực chính trị như C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, thực chấtlà bạo lực có tổ chức của một giai cấp để đàn áp những giai cấp khác. Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị; là bộ máy quyền lựcđặc biệt để trước hết cưỡng chế, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Tuy nhiên,do được hình thành từ bộ máy quản lý cộng đồng, nên nhà nước cũng đồng thờinhân danh xã hội, đại diện cho xã hội thực hiện các chức năng quản lý xã hội,phục vụ nhu cầu chung của xã hội, tương ứng với bản chất của giai cấp cầmquyền và điều kiện tồn tại của xã hội Nhà nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong quá trình cách mạng xã hộichủ nghĩa, là công cụ của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân vàcác tầng lớp lao động khác nhằm chống lại giai cấp bóc lột và xây dựng chủnghĩa xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân laođộng là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. Với tư cách là một tổ chức chính trị đặc biệt, nhà nước có các dấu hiệusau đây: 1 - Nhà nước được đặc trưng bởi sự hiện diện của một bộ máy quyền lựcđặc biệt với chức năng quản lý và cưỡng chế. Do đó nó có quyền tối cao trongviệc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại. - Xác lập chủ quyền quốc gia và phân chia dân cư theo lãnh thổ hànhchính để quản lý. - Ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung của quốc gia để thiết lập và duytrì trật tự xã hội phù hợp lợi ích giai cấp thống trị cùng lợi ích quốc gia, đồngthời đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. - Quy định bằng pháp luật và thực hiện việc thu thuế bắt buộc đối với cánhân và tổ chức trong lãnh thổ quốc gia để thiết lập nền tài chính công Từ các đặc trưng trên của nhà nước, chúng ta có thể định nghĩa: Nhà nướclà một tổ chức quyền lực chính trị gồm một bộ máy đặc biệt để thực hiện chứcnăng quản lý và cưỡng chế theo một trật tự pháp lý nhất định phục vụ và bảo vệlợi ích của giai cấp cầm quyền. b) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức quyền lực thểhiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu tráchnhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác,Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo và thực hiệnđường lối chính trị của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là ĐảngCộng sản Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm thực hiệnquyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lýnhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại. Quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, Nhà nước phải có đủ quyền lực,đủ năng lực định ra pháp luật và năng lực tổ chức quản lý các mặt của đời sốngxã hội bằng pháp luật. Để Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ quản lý xã hội bằngpháp luật, thực hiện quyền lực nhân dân, phải luôn luôn chăm lo kiện toàn cáccơ quan nhà nước, với cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả với mộtđội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyênmôn giỏi; thường xuyên giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức sống, làm việc theo 2Hiến pháp và pháp luật; có cơ chế và biện pháp ngăn ngừa tệ quan liêu, thamnhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm... của một bộ phận đội ngũ cán bộ, côngchức; nghiêm trị những hành động gây rối, thù địch; phát huy vai trò làm chủcủa nhân dân, tổ chức xã hội, xây dựng và tham gia quản lý nhà nước. Nhấn mạnh vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý xãhội bằng pháp luật cần thấy rằng ...