Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976. Đây là thời điểm miền Nam vừa giải phóng, đất nước thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được hoàn thành. Ước mong được ra Hà Nội, được viếng lăng Bác Hồ của đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện. Nhà thơ Viễn Phương cũng là một trong số những đồng bào chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra Hà Nội viếng lăng thiêng liêng ấy. Mời các em cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyên đề 15: Viếng lăng BácCHUYÊN ĐỀ 15: “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương. Theo admin Học văn lớp 9 – CH – https://www.facebook.com/hocvanlop9 * Khái quát về tác giả, tác phẩm: - Viễn Phương là nhà thơ trưởng thành trong phong trào văn nghệ giải phóng ở miền Nam. - Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. - Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976. Đây là thời điểm miền Nam vừa giải phóng, đất nước thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được hoàn thành. Ước mong được ra Hà Nội, được viếng lăng Bác Hồ của đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện. Nhà thơ Viễn Phương cũng là một trong số những đồng bào chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra Hà Nội viếng lăng thiêng liêng ấy. Dù ra đời muộn, khi đã xuất hiện nhiều bài thơ được coi là đỉnh cao trong mảng sáng tác viết về đề tài lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhưng “Viếng lăng Bác” vẫn được đánh giá là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người đọc. * Nghệ thuật: Về nghệ thuật, bài thơ có giọng điệu vừa trang trọng, phù hợp với đề tài viết về lãnh tụ lại vừa tha thiết, sâu lắng, phù hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm (cảm xúc khi được vào lăng viếng Bác). Giọng thơ cũng có sự thay đổi linh hoạt để diễn tả các cung bậc cảm xúc. Khi thì hồi hộp, náo nức(trên đường vào lăng viếng Bác); khi thì tự hào, thành kính (đứng trước lăng);khi thì nghẹn ngào đau xót (vào trong lăng); có lúc lại xúc động thiết tha(nghĩ tới cảnh chia xa). Để tạo nên giọng điệu ấy, tác giả đã dùng kết hợp nhiều yếu tố như thể thơ tự do (linh hoạt số chữ trong từng câu), gieo vần không cố định (có khi liền, có khi cách), nhịp thơ biến đổi (lúc nhanh lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dồn dập)… Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một hệ thống hình ảnh đặc sắc,kết hợp một cách hài hòa giữa những hình ảnh thực (hàng tre xanh quanh lăng,mặt trời đi qua trên lăng, dòng người vào lăng) với những hình ảnh có nghĩa ẩn dụ, tượng trưng mang tính khái quát ( mặt trời trong lăng, vòng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân, vầng trăng, trời xanh). Chính hệ thống hình ảnh ấy đã góp phần phác họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đề bài: Cảm nhận bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. I. Mở bài: Bác Hồ là tên gọi thân yêu vang âm trong trái tim bao người, là niềm tin, là sức mạnh, là phẩm giá của con người Việt Nam, một người bạn lớn đối với tâm hồn mỗi con người, đối với thiên nhiên tạo vật... Sự vĩ đại, vẻ đẹp của Bác, lòng kính yêu với Bác đã trở thành cảm hứng cho các các nghệ sĩ sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bất hủ. Đến sau trong đề tài thơ về Bác do điều kiện, hoàn cảnh: là người con miền Nam, cầm súng ở ngoài tiền tuyến...nhà thơ Viễn Phương đã để lại bài thơ "Viếng lăng Bác" độc đáo, có sức cảm hóa sâu sắc bởi tình đẹp, bởi lời hay. II. Thân bài: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này. 1. Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác: Cảm xúc của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian và thời gian, giờ đây giờ phút được trở về bên Bác đã được diễn tả sâu sắc trong khổ thơ này: - Nhà thơ kể: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Câu thơ mở đầu như một lời thông báo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng trong nó biết bao điều sâu xa, Nhà thơ nói mình ở miền Nam, ở tuyến đầu của Tổ quốc, ở nơi máu đổ suốt mấy chục năm trời. Như vậy, không đơn giản là chuyên đi thăm công trình kiến trúc, không chỉ chiêm ngưỡng trước di hài một vĩ nhân mà đó là cây tìm về cội, lá tìm về cành, máu chảy về tim, sông trở về nguồn. Đó là cuộc trở về để báo công với Bác, để được Bác ôm vào lòng và ngợi khen. - Nhà thơ xưng “con” và chữ “con” ở đầu dòng thơ, đầu bài thơ. Trong ngôn từ của nhân loại không có một chữ nào lại xúc động và sâu nặng bằng tiếng “con”. Cách xưng hô này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cũng diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách. - Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng”: + “Viếng”: là đến chia buồn với thân nhân người chết. + “Thăm”: là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. -> Cách nói giảm, nói tránh -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát -> khẳng định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc. Đồng thời gợi sự thân mật, gần gũi: Con về thăm cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng khát khao mon ...