Danh mục tài liệu

Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.18 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Trên boong tàu Phấn Bằng, nhìn “con vật khổng lồ quái dị” chạy bằng hơi nước đang rẽ sóng phăng phăng từ xa tiến lại, Cao Bá Quát đã sáng tác bài Hồng mao hoả thuyền ca (Bài thơ về chiếc tàu chạy bằng hơi nước của người Anh).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát Chuyến đi Dương trìnhhiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát “Trên boong tàu Phấn Bằng, nhìn “con vật khổng lồ quái dị” chạy bằng hơi nướcđang rẽ sóng phăng phăng từ xa tiến lại, Cao Bá Quát đã sáng tác bài Hồng mao hoả thuyềnca (Bài thơ về chiếc tàu chạy bằng hơi nước của người Anh). Bởi vậy không phải ngẫunhiên mà lời thơ của Cao Bá Quát trong bài này đượm vẻ khẩn trương, hùng tráng. Khói ùn lên tuốt trời xanh, Cao yên quán thanh không, Ổng tác bách xích đôi. Đùn lên cao ngút ba trăm thước liền. Yêu kiều thuỳ thiên long, Rồng trời sa xuống nghiêng nghiêng, Cương phong xuy bất khai. Mặc cuồng phong thổi con thuyền chẳng sao! Cao Bá Quát miêu tả khá chi tiết con tàu kinh dị này: cột tàu cao chót vót, con quaygió đứng im (nguy tường ngật lập, ngũ lạng tĩnh), ở giữa có ống khói phun khói lên caongất (tu đồng trung trĩ, phún tác yên thôi ngôi), bên dưới có hai bánh xe xoay chuyển liênhồi đạp sóng dồn (hạ hữu song luân triển chuyển đạp cấp lãng), guồng quay, sóng đánhtung toé ầm ầm như tiếng sấm rền (luân phiên lãng phá, ẩn kỳ sinh nộ lôi)”. Tình cờ, nhà thơ đã đề cập đến hình thái tiền thân của ngoại giao pháo hạm của thựcdân phương Tây. Năm 1840, người Anh tuyên chiến với nhà Thanh, buộc nhà Thanh mở cửacho họ buôn bán, họ chỉ huy động 40 tàu chiến và 4000 lính từ Ấn Độ sang là đã đánh bạiquân đội Mãn Thanh (năm 1842, dân số Trung Quốc khoảng 416 triệu người). Tàu thủy nhưlà một biểu tượng về sức mạnh kỹ thuật của phương Tây buộc người phương Đông phải tỉnhngộ, suy nghĩ. Có phải vì thực tế đó mà nhà Nguyễn hướng sang các vùng thuộc địa của Tâyphương tại Đông Nam Á để tìm kiếm kỹ thuật ngõ hầu đối phó với hiểm họa xâm lăng? Những phát minh khoa học kỹ thuật của người châu Âu không đơn giản chỉ là kỹthuật mà là kết quả của một nền triết học riêng, một quá trình vận động, phát triển xã hộiriêng, tư tưởng chính trị riêng, quan niệm về nhân cách, về giáo dục riêng. Nhưng thờiNguyễn, các nhà Nho rất hiếm người hiểu được điều đó. Người ta vẫn lấy cái nhìn thế giớitruyền thống để đánh giá các phát kiến kỹ thuật của Tây phương, nghĩa là không hiểu đượcbản chất các phát kiến đó. Đại Nam thực lục chép, năm 1826, Minh Mạng bàn về hàn thửbiểu của Tây phương như sau: “Thước hàn thử vốn có độ thường, như khí trời tạnh sáng thìkhí dâng lên, âm u thì khí sụt xuống, biết trước khí hậu cái ấy rất nghiệm. Nếu ấm áp màkhí xuống, âm u mà khí lên thì là khí bất chính, nhân dân dễ sinh bệnh tật. Lấy thước ấy đểđo lường khí hậu thực là phép diệu. Biết xem kỹ thì suy tính không sai”(10). Lại vẫn là họcthuyết cổ xưa về khí của phương Đông được đem đồng nhất với khoa học kỹ thuật hiện đại.Mặt khác, ở thế kỷ XIX, Minh Mạng vẫn lý tưởng hóa thời đại Lê Thánh Tông cách đó bốntrăm năm và từng đặt câu hỏi cho triều thần so sánh thơ của mình và thơ Lê Thánh Tông thìđủ thấy những tác động về kỹ thuật của Tây phương đến tư tưởng của vua quan nhàNguyễn mới dừng ở phần bề ngoài. Có phải vì thế mà có sự xung đột về tư tưởng giữa họvà Cao Bá Quát để dẫn đến cuộc nổi dậy Mỹ Lương? Chỉ biết rằng sau chuyến đi dươngtrình hiệu lực, Cao Bá Quát đã nghiêm khắc nhìn nhận lại cái học mà mình theo đuổi.Trong bài thơ Đề Xát viện Bùi công Yên Đài anh ngữ khúc hậu (Đề sau khúc Yên Đàianh ngữ của quan Đô sát họ Bùi), ông ghi lại nhận thức mới của bản thân khi đi ra bênngoài: Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự Hữu như xích hoạch lượng thiên địa Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn Thủy giác lục hợp hà mang mang! Hướng tích văn chương đẳng nhi hí! Thế gian thùy thị chân nam tử, Uổng cá bình sinh độc thư sử. (Nhai văn nhả chữ buồn ta, Con giun còn biết đâu là cao sâu Tân Gia từ vượt con tầu, Mới hay vũ trụ một bầu bao la. Giật mình khi ở xó nhà, Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi. Không đi khắp bốn phương trời, Vùi đầu án sách uổng đời làm trai). Những ý tưởng như thế này chưa nhiều, chưa đa dạng ở Cao Bá Quát, song chúngkhẳng định tính chất đúng đắn của một hướng suy nghĩ. Không thể có được thành tựu kỹthuật nào hết nếu không nghiêm khắc nhìn lại học vấn, nói rộng ra là giáo dục, là tư tưởnghệ, là toàn bộ cung cách tổ chức xã hội. Cao Bá Quát đã vượt quá ấn tượng bề ngoài về vănminh Tây phương để hướng về các vấn đề cội nguồn, bản chất, về câu hỏi vì sao chúng talại lạc hậu, lại bị những kẻ mạnh đe dọa. Ở giai đoạn này, Cao Bá Quát cũng như nhà nhoViệt Nam chưa thể hiểu được bản thân hệ thống xã hội Tây phương như là cội nguồn tạonên sức mạnh kỹ thuật đáng nể, nhưng ông đã nhìn lại bản thân xã hội Việt Nam, truy tìmnguyên nhân lạc hậu, yếu kém từ phía chủ quan. Điều này sẽ được Nguyễn Trường Tộ trìnhbày khá hệ thống trong các bản điều trần của ông. Nhưng Nguyễn Trường Tộ lại là mộttrường hợp khác. Được học chữ Hán từ nhỏ, rất hiểu văn hóa phương Đông, nhưng lớn lênông lại được học chữ Pháp, được đi ra nước ngoài, tiếp xúc có bề sâu với văn minh Tâyphương không chỉ ở các biểu hiện văn minh vật chất mà cả văn minh tinh thần từ các giáosĩ thừa sai Pháp, trước hết là giám mục Gauthier, có cơ hội đọc các sách tân thư chữ Hán dongười Tây phương và người Trung Quốc viết. So với Nguyễn Trường Tộ, Cao Bá Quátkhông có được những điều kiện tiếp cận cái mới như vậy song từ thực tiễn đi học, đi thi, vavấp với chủ trương giáo dục cũng như chủ trương tổ chức xã hội đầy bảo thủ, lạc hậu, ônglại đã có thể nhìn thấy, hiểu từ bên trong bản chất lối học từ chương, khoa cử. Là ngườikhông thành công trên đường khoa cử, lại đã sớm nhận thấy con đường khoa cử bế tắc vàđáng chán ghét như đường đi qua bãi cát dài (bài thơ Sa hành đoản ca), ông dễ đến với tưtưởng khai sáng tự phát khi đi dương trình hiệu lực. Hơn hai chục năm sau đó, khi sự thất ...