Danh mục tài liệu

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,011.04 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tham luận này nghiên cứu cấp độ ứng dụng công nghệ số và tính sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Do chuyển đổi số là một hiện tượng mới và không doanh nghiệp nào có thể đánh giá được điểm cuối của hành trình hoàn thiện quá trình chuyển đổi số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp 106 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP Bùi Mạnh Trường* TÓM TẮT Chuyển đổi số tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức khi có sự thay đổi khi ứng dụng các công nghệ số trong mọi mặt của hoạt động kinh doanh, quản lý. Các nghiên cứu gần đây về các doanh nghiệp, tổ chức số cho thấy các doanh nghiệp, tổ chức số lâu đời thường tập trung vào việc tích hợp các công nghệ số như mạng xã hội, công nghệ di động, phân tích dữ liệu, dữ liệu lớn và điện toán đám mây cho các dịch vụ chuyển đổi các quy trình sản xuất, quản lý và các tác vụ được vận hành ra sao. Năng lực làm mới lại theo phong cách số các hoạt động sản xuất, quản lý và tác vụ được xã định đóng vai trò lớn trong một chiến lược rõ ràng về chuyển đổi số được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức cam kết xây dựng nền văn hóa chấp nhận và nuôi dưỡng sự thay đổi để khám phá những thành quả mới. Riêng đối với chuyển đổi số, việc chấp nhận rủi ro đang trở thành tiêu chuẩn chung trong văn hóa doanh nghiệp khi các doanh nghiệp, tổ chức số phát triển tiến liên nhằm vươn lên những tầm cao mới của lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu. Từ khóa: điện toán đám mây, công nghệ di động, mạng xã hội, dữ liệu lớn, internet vạn vật, quản trị thay đổi 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015 và trở lên phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa và được thực hiện nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Tin học hóa, hay còn gọi là ứng dụng công nghệ thông tin, là việc số hóa quy trình nghiệp vụ đã có, để cung cấp dịch vụ đã có. Thông thường, tin học hóa không làm thay đổi quy trình đã có hoặc mô hình hoạt động đã có. Nhưng khi tin học hóa ở mức cao, bắt buộc quy trình hoặc mô hình kinh doanh phải thay đổi thì gọi là chuyển đổi số. Chuyển đổi số có thể hiểu đơn giản là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện tổ chức về phương pháp làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, thay đổi quy Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing * CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 107 trình mới, mô hình tổ chức mới, phương thức cung cấp dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ mới, tức là số hóa toàn bộ cả một tổ chức. Có nhiều khái niệm về Chuyển đổi số nhưng đều có chung nội hàm thể hiện trong các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thể kể đến như sau: Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề của xã hội hay trong chính cuộc sống hàng ngày dựa trên nền tảng của việc số hóa dữ liệu, thông tin ở các ngành nghề khác nhau. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới” (VCCI, 2020). Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang cản trở các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề do phải phá bỏ các rào cản giữa con người với nhau, giữa các nghiệp vụ và quy trình. Bằng việc phá vỡ các rào cản này, việc chuyển đổi số sẽ giúp tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới và các phương thức mới trong các hoạt động kinh doanh, quản lý. Những cải tiến đang diễn ra trong toàn bộ doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong mọi ngành nghề đều có chung mục đích là khả năng chuyển đổi các quy trình và mô hình kinh doanh, trao quyền cho lực lượng lao động, tăng cường tính hiệu quả và cải tiến, cá nhân hóa những trải nghiệm của mọi người. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp cần nền tảng kinh doanh số để hướng đến kết quả và sử dụng công nghệ để hỗ trợ (Bradley và cộng sự, 2015). Trong những doanh nghiệp mà công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệ di động và mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong nền tảng hoạt động của mình thì thường có kết quả hoạt động kinh doanh tốt với lợi nhuận cao hơn và giành được thị phần lớn hơn các đối thủ cạnh tranh thiếu một tầm nhìn mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những công nghệ đang ph ...

Tài liệu có liên quan: