Danh mục tài liệu

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp thúc đẩy

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.71 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp thúc đẩy" đi sâu vào chi tiết cụ thể của chương trình chuyển đổi số quốc gia, nêu bật các quyết định, nghị quyết quan trọng định hình chiến lược phát triển chính phủ điện tử và số hóa. kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm hiểu bối cảnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam, phân loại các giai đoạn khác nhau và xác định động lực cũng như rào cản đối với doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp thúc đẩy CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Nguyễn Thanh Thảo1, Nguyễn Văn Dần2 Tóm tắt: Bài viết đi sâu vào chi tiết cụ thể của chương trình chuyển đổi số quốc gia, nêu bật các quyết định, nghị quyết quan trọng định hình chiến lược phát triển chính phủ điện tử và số hóa. kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm hiểu bối cảnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam, phân loại các giai đoạn khác nhau và xác định động lực cũng như rào cản đối với doanh nghiệp. Mặc dù bày tỏ sự quan tâm và sẵn sàng, các doanh nghiệp vẫn gặp phải những thách thức như thiếu hụt kỹ năng và chi phí thực hiện cao. Bài viết kết thúc với các khuyến nghị dành cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ pháp lý, chiến lược kỹ thuật số hiệu quả phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đầu tư vào đào tạo lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số thành công trong bối cảnh Việt Nam. Từ khoá: chuyển đổi số quốc gia, doanh nghiệp chuyển đổi số1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ Hiện nay chúng ta không còn xa lạ với thuật ngữ “chuyển đổi số”; gắn liền với cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, vấn đề tồn tại và phát triển của tổchức, nó tác động đến mọi ngành nghề, lĩnh vực của hoạt động đời sống kinh tế - xã hội củamỗi quốc gia. Kinh tế số: có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên đa số đều thống nhất: là nền kinh tếmà các quan hệ, các hoạt động kinh tế, tài chính được thực hiện trên nền tảng ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông, internet và công nghệ viễn thông trong hệ thống mạng lướicủa chuỗi cung ứng. Nói cách khác, kinh tế số là nền kinh tế ra đời và phát triển trên cơ sở ứngdụng công nghệ số đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành qua internet. Hiện nay, kinh tế số đang hiện hữu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền kinhtế dựa vào số hoá là cuộc đua được hầu hết các doanh nghiệp và quốc gia, vùng lãnh thổ thamgia. Để thành công trong con đường này, các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều tháchthức như: sự tin cậy, bảo mật và thông tin cá nhân, đầu tư nhân sự, công cụ và hạ tầng côngnghệ thông tin để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Một số khái niệm về chuyển đổi số, chẳng hạn: Chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình nghiên cứu, sản xuất,kinh doanh với mục đích nhằm tạo ra cơ hội và giá trị mới, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của tổ chức.1 Học viện Tài chính2 Học viện Tài chính124 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh của doanhnghiệp, tạo cơ hội và giá trị mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Nói cách khác là tái cấu trúc tàinguyên trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm gia tăng giá trị mới. Chuyển đổi số là tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các hoạt động củamột doanh nghiệp; làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh nhằm đem đến giátri mới cho doanh nghiệp và khách hàng. Chuyển đổi số là sự thay đổi về văn hoá của tổ chức, đòi hỏi các tổ chức cần phải liên tụccập nhật khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiếp thu cái mới và chấp nhận những thất bại. Việt Nam, chuyển đổi số còn được hiểu là quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp từdạng truyền thống sang dạng doanh nghiệp số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới,internet vạn vật, điện toán đám mây…Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trìnhthực hiện, văn hoá doanh nghiệp (Trần Thanh Toàn, 2022). Quá trình chuyển đổi số thường có ba cấp độ: một là, số hoá thông tin nhằm tạo ra dữ liệuđặc trưng cho các thực thể này; hai là, số hoá tổ chức nhằm tạo ra hoặc đổi mới mô hình hoạtđộng kinh doanh của một tổ chức để thích nghi với môi trường số hoá và tạo ra giá trị mới lớnhơn; ba là, chuyển đổi tổng thể và toàn diện tổ chức trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội,văn hoá…với mô hình hoạt động mới, (Nguyễn Thanh Bình, 2022). Phân biệt giữa “chuyển đổi số” và “số hoá”: Số hoá là quá trình hiện đại hoá, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hoá, từ đó áp dụng các côngnghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó để tạo ra các gía trị mới. Như vậy, “số hoá” có thểđược coi là một phần của “chuyển đổi số”.2.QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM2.1. Một số quan điểm chi đạo Tại đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra định hướng về cuộc CMCN 4.0 vàchuyển đổi số: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nêng tảng khoahọc và công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyếtsố 52-NQ/TW về “một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư”; trong đó thể hiện rõ một số quan điểm chỉ đạo về cuộc CMCN 4.0 như sau: Một là, Chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yều cầu tất yếu khách quan; lànhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thốngchính trị và toàn xã hội gắn chặt với quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế; Nhậnthức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm và bản chất của cuộc CMCN 4.0 để đổi mới tư duy và hànhđộng, có giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp để Việt Nam phát triển nhanh vàbền vững kinh tế - xã hội. Hai là, nắm bắt và tận dung cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và khả năngcạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của quản trị nhà nước, ứng dụng mạnh mẽthành quả của CMCN 4.0.KỶ YẾU ...

Tài liệu có liên quan: