Danh mục tài liệu

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong chuyển đổi nền kinh tế số

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 446.54 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đánh giá, phân tích những cơ hội và thách thức đối với sự chuyển đổi nền kinh tế số của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trên cơ sở những thách thức đó, bài viết cũng đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ, doanh nghiệp và người dân nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế số của Việt Nam thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong chuyển đổi nền kinh tế số 24CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ SỐ TS. Ngô Tuấn Anh Đại học Kinh tế quốc dânTÓM TẮTBài viết này đánh giá, phân tích những cơ hội và thách thức đối với sự chuyển đổi nền kinh tế số củaViệt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trên cơ sở những thách thức đó, bàiviết cũng đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ, doanh nghiệp và người dân nhằm đẩy nhanhquá trình chuyển đổi nền kinh tế số của Việt Nam thời gian tới.Từ khoá: Kinh tế số, chuyển đổi nền kinh tế số, ICT 1. GIỚI THIỆU Kinh tế số có thể được hiểu là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên côngnghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet” (theo định nghĩachung của nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford). Tuy có nhiều cách hiểu và định nghĩakhác nhau nhưng rõ ràng rằng kinh tế số với nền tảng là công nghệ thông tin và truyềnthông (ICT) có sự đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển và mang đến diện mạo mới chonền kinh tế thế giới và từng quốc gia trong suốt vài thập kỷ gần đây.Theo Báo cáo kinh tếthông tin năm 2019 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UnitedNations Conference on Trade And Development: UNCTAD, 2019) cho biết đóng góp vàotài khoản quốc gia tính trên toàn thế giới của kinh tế ICT (kinh tế số lõi) là 4,5% GDP vàkinh tế số (phạm vi hẹp) là 15,5%, con số tương ứng tại nước Mỹ là 6,9% GDP và 21,6%và tại Trung Quốc là 6% và 30%; xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầutăng từ 175 tỷ đô la Mỹ (năm 2005) lên 568 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018, dịch vụ cung cấpsố toàn cầu tăng từ 1200 tỷ đô la Mỹ (năm 2005) lên 2900 tỷ đô la Mỹ (năm 2018); giá trịthương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu năm 2017 lên tới 29000 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động sâu rộng đếnnền kinh tế thế giới, thúc đẩy nền kinh tế số phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, côngnghệ thông tin và truyền thông là động lực chính của nền kinh tế số. Để chuyển đổi nềnkinh tế số cần dựa vào 3 yếu tố quan trọng, đó là: hạ tầng số làm nền tảng cho các dịch vụsố hoạt động; tài nguyên số, dữ liệu số để vận hành các dịch vụ số; và chính sách chuyểnđổi số, đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách antoàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế số. 25 Các nước trên thế giới có nhiều thành công đáng kể trong chuyển đổi nền kinh tế sốđể Việt Nam học hỏi, như Singapore là quốc gia đi đầu trong ASEAN về phát triển các cơsở cho thúc đẩy kinh tế số, với các bước triển khai phù hợp, như việc xây dựng hạ tầngcông nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đưa vào sử dụng mạng cáp quang (2010) vàmạng di động 4G (2011). Việc triển khai mạng lưới viễn thông mới đã giúp Singapore cảithiện đáng kể tốc độ đường truyền thông tin của quốc gia. Về chính sách định hướng pháttriển, chính phủ Singapore xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, đưa ra nhữngchính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, khuyến khích các công ty đaquốc gia đặt trụ sở tại quốc gia mình. Trong lĩnh vực kinh tế số, Singapore hiện là mái nhàcủa rất nhiều ông lớn trong lĩnh vực công nghê toàn cầu như Google, Facebook, Alibaba,hay những doanh nghiệp dẫn đầu trong khu vực như Grab, Lazada... Chính phủ Singaporecòn thúc đẩy sự phát triển thông qua các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ vàkhoa học bằng cách đưa ra những chính sách ưu đãi về tài chính, hỗ trợ định hướng doanhnghiệp, xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp với mục đính làm cầu nối trong việc hợptác, kết hợp những giá trị cốt lõi giữa các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà đầu tư. Ở Nga, theo chương trình Kinh tế số của Liên bang Nga, tạo các điều kiện cầnthiết cho sự phát triển nền kinh tế số với quy mô lớn, với việc thiết lập các mục tiêu sau:Hoàn thiện thể chế và nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển các doanh nghiệp công nghệcao, và thiết lập hệ sinh thái của nền kinh tế số dựa trên định dạng dữ liệu số được sử dụngtrong các hoạt động kinh tế - xã hội. Theo đuổi và thực thi các xu hướng toàn cầu chủ yếutrong lĩnh vực số hóa là Internet di động, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, trong đó, cácxu hướng bền vững và đột phá được gọi là blockchain và nhận dạng cá nhân qua hình ảnh.Phấn đấu đưa Liên bang Nga lên mức thứ 11 trong bảng xếp hạng phát triển xu hướng sốhóa toàn cầu. Hay để chuyển đổi nền kinh tế số, Hàn Quốc đã chủ động thực hiện chính sách phổcập Internet cho người dân. Tỷ lệ số hộ gia đình Hàn Quốc kết nối mạng Internet đạt 99,2%,đứng đầu trong số 175 quốc gia thuộc Liê ...

Tài liệu có liên quan: