Cơ sở hình thành tính mơ hồ đa nghĩa trong ngôn ngữ thơ
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 250.62 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giới nghiên cứu và phê bình văn học ngày nay đã xác nhận hiện tượng mơ hồ đa nghĩa như là một đặc tính hữu cơ của văn học nói chung và của ngôn ngữ thơ ca nói riêng. Tính mơ hồ đa nghĩa trong ngôn ngữ thơ là hiện tượng ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếu minh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng và giả định thẩm mỹ khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở hình thành tính mơ hồ đa nghĩa trong ngôn ngữ thơ TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 21 CƠ SỞ HÌNH TH0NH TÍNH MƠ HỒ ĐA NGHĨA TRONG NGÔN NGỮ THƠ 1 Nguyễn Hồng Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Giới nghiên cứu và phê bình văn học ngày nay đã xác nhận hiện tượng mơ hồ đa nghĩa như là một đặc tính hữu cơ của văn học nói chung và của ngôn ngữ thơ ca nói riêng. Tính mơ hồ đa nghĩa trong ngôn ngữ thơ là hiện tượng ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếu minh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng và giả định thẩm mỹ khác nhau. Cơ sở hình thành của hiện tượng này là một quá trình bị chi phối bởi các yếu tố: từ quá trình tư duy nghệ thuật đến quá trình phản ánh, kết tinh thành ngôn từ nghệ thuật nhằm thỏa mãn đặc trưng bản chất của nghệ thuật thơ ca để từ đó tác phẩm đi vào thế giới tiếp nhận của người đọc. Con đường khám phá và sáng tạo cái đẹp khiến cho ngôn từ thơ ca không ngừng được hoàn thiện, ngày càng mơ hồ, lung linh, đa sắc với trường ngữ nghĩa được mở ra vô tận. Từ khóa: mơ hồ, đa nghĩa, nghệ thuật thơ ca... 1. MỞ ĐẦU Trong thực tế đời sống văn học nước ta những năm gần đây, việc hiểu, cắt nghĩa và đánh giá khác nhau đối với các tác phẩm văn học đặc biệt là với thơ ca đã và đang trở thành một hiện tượng thời sự. Trên bình diện lý thuyết, người ta cũng đã bắt đầu nói nhiều đến vấn đề tính đa nghĩa, mơ hồ của tác phẩm văn chương. Mặc dù chỗ này hay chỗ khác vẫn còn có những ý kiến chưa đồng tình, nhưng nhìn chung, phần lớn giới nghiên cứu và phê bình văn học ngày nay đã xác nhận hiện tượng mơ hồ đa nghĩa như là một đặc tính hữu cơ của nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng. Nó xuất hiện khi một kí hiệu hay một hình tượng, trong cùng một lúc, một ngữ cảnh, có nhiều cách giải thích khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn, khơi gợi sự chú ý, tồn tại lâu dài. Sự xác nhận này đồng nghĩa với việc phủ nhận chủ nghĩa duy thực trong văn học, nếu nghệ thuật mà giản đơn, thật thà, đọc đoạn đầu biết ngay đoạn kết thì tác phẩm còn được mấy phần hứng thú? 1 Nhận bài ngày 06.07.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Hồng Hạnh; Email: nhhanh@daihocthudo.edu.vn 22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử hình thành khái niệm Thực ra, tính mơ hồ, đa nghĩa của các hình tượng và tác phẩm nghệ thuật đã được nhận biết từ lâu trong lịch sử nghệ thuật của thế giới. Các nghệ sĩ bậc thầy trong quá khứ đã nhiều lần lưu ý đến tính chất mơ hồ, đa nghĩa đầy thú vị của văn chương và nghệ thuật trong sự tiếp nhận của người đọc, người nghe, người thưởng thức. L. Tolstoy thích nhắc đến câu châm ngôn nổi tiếng: “Những cuốn sách có số phận của riêng mình trong đầu bạn đọc”. Còn Anatole France thì khẳng định một cách chắc chắn rằng: “... không một câu thơ nào của Iliade và Thần khúc trong cách hiểu của chúng ta lại còn giữ nguyên được cái ý nghĩa mà thoạt đầu người ta gán cho nó” [1]. Trong lịch sử mỹ học, tính đa nghĩa cũng được ý thức từ rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Ở phương Tây, có lẽ I. Kant – nhà triết học và mỹ học cổ điển Đức – là người đầu tiên nêu ra ý tưởng về tính đa nghĩa của các hình tượng và biểu tượng nghệ thuật mà ông gọi là các “ý niệm thẩm mỹ”. Còn ở phương Đông, người xưa cũng đã không ít lần nói đến cái bản chất hàm súc, thâm diệu của văn chương và cùng với đó là sự phức tạp, đa dạng của hoạt động tiếp nhận nơi người đọc. Lưu Hiệp – nhà lý luận kiệt xuất của Trung Hoa cổ đại – cho rằng: “Tác phẩm văn chương sở dĩ phức tạp là vì nội dung và hình thức đều đa dạng, (...). Mỗi người đều chỉ giải thích theo một khía, lấy nó để tìm hiểu [văn chương là] cái biến đổi vạn nơi” [2]. Đối với nghiên cứu và phê bình văn học hiện đại thế giới, mặc dù đã được đề cập đến ít nhiều từ trước đó, nhưng phải đợi đến sự xuất hiện của công trình Bảy loại mơ hồ đa nghĩa (Seven types of Ambiguity – 1930) của nhà Phê bình Mới William Empson, tính đa nghĩa mới được chú ý quan tâm một cách rộng rãi ở phương Tây như là một trong những đặc trưng cốt yếu của văn học, đặc biệt là của thơ ca. Như vậy, khái niệm mơ hồ hóa trong văn học đã được bàn đến từ rất lâu bởi nó là thuộc tính thú vị của nghệ thuật ngôn từ. Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng ta có thể rút ra một quan niệm về mơ hồ hóa ngôn từ như sau: Ngôn từ mơ hồ hóa là ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếu minh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng và giả định t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở hình thành tính mơ hồ đa nghĩa trong ngôn ngữ thơ TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 21 CƠ SỞ HÌNH TH0NH TÍNH MƠ HỒ ĐA NGHĨA TRONG NGÔN NGỮ THƠ 1 Nguyễn Hồng Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Giới nghiên cứu và phê bình văn học ngày nay đã xác nhận hiện tượng mơ hồ đa nghĩa như là một đặc tính hữu cơ của văn học nói chung và của ngôn ngữ thơ ca nói riêng. Tính mơ hồ đa nghĩa trong ngôn ngữ thơ là hiện tượng ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếu minh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng và giả định thẩm mỹ khác nhau. Cơ sở hình thành của hiện tượng này là một quá trình bị chi phối bởi các yếu tố: từ quá trình tư duy nghệ thuật đến quá trình phản ánh, kết tinh thành ngôn từ nghệ thuật nhằm thỏa mãn đặc trưng bản chất của nghệ thuật thơ ca để từ đó tác phẩm đi vào thế giới tiếp nhận của người đọc. Con đường khám phá và sáng tạo cái đẹp khiến cho ngôn từ thơ ca không ngừng được hoàn thiện, ngày càng mơ hồ, lung linh, đa sắc với trường ngữ nghĩa được mở ra vô tận. Từ khóa: mơ hồ, đa nghĩa, nghệ thuật thơ ca... 1. MỞ ĐẦU Trong thực tế đời sống văn học nước ta những năm gần đây, việc hiểu, cắt nghĩa và đánh giá khác nhau đối với các tác phẩm văn học đặc biệt là với thơ ca đã và đang trở thành một hiện tượng thời sự. Trên bình diện lý thuyết, người ta cũng đã bắt đầu nói nhiều đến vấn đề tính đa nghĩa, mơ hồ của tác phẩm văn chương. Mặc dù chỗ này hay chỗ khác vẫn còn có những ý kiến chưa đồng tình, nhưng nhìn chung, phần lớn giới nghiên cứu và phê bình văn học ngày nay đã xác nhận hiện tượng mơ hồ đa nghĩa như là một đặc tính hữu cơ của nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng. Nó xuất hiện khi một kí hiệu hay một hình tượng, trong cùng một lúc, một ngữ cảnh, có nhiều cách giải thích khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn, khơi gợi sự chú ý, tồn tại lâu dài. Sự xác nhận này đồng nghĩa với việc phủ nhận chủ nghĩa duy thực trong văn học, nếu nghệ thuật mà giản đơn, thật thà, đọc đoạn đầu biết ngay đoạn kết thì tác phẩm còn được mấy phần hứng thú? 1 Nhận bài ngày 06.07.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Hồng Hạnh; Email: nhhanh@daihocthudo.edu.vn 22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử hình thành khái niệm Thực ra, tính mơ hồ, đa nghĩa của các hình tượng và tác phẩm nghệ thuật đã được nhận biết từ lâu trong lịch sử nghệ thuật của thế giới. Các nghệ sĩ bậc thầy trong quá khứ đã nhiều lần lưu ý đến tính chất mơ hồ, đa nghĩa đầy thú vị của văn chương và nghệ thuật trong sự tiếp nhận của người đọc, người nghe, người thưởng thức. L. Tolstoy thích nhắc đến câu châm ngôn nổi tiếng: “Những cuốn sách có số phận của riêng mình trong đầu bạn đọc”. Còn Anatole France thì khẳng định một cách chắc chắn rằng: “... không một câu thơ nào của Iliade và Thần khúc trong cách hiểu của chúng ta lại còn giữ nguyên được cái ý nghĩa mà thoạt đầu người ta gán cho nó” [1]. Trong lịch sử mỹ học, tính đa nghĩa cũng được ý thức từ rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Ở phương Tây, có lẽ I. Kant – nhà triết học và mỹ học cổ điển Đức – là người đầu tiên nêu ra ý tưởng về tính đa nghĩa của các hình tượng và biểu tượng nghệ thuật mà ông gọi là các “ý niệm thẩm mỹ”. Còn ở phương Đông, người xưa cũng đã không ít lần nói đến cái bản chất hàm súc, thâm diệu của văn chương và cùng với đó là sự phức tạp, đa dạng của hoạt động tiếp nhận nơi người đọc. Lưu Hiệp – nhà lý luận kiệt xuất của Trung Hoa cổ đại – cho rằng: “Tác phẩm văn chương sở dĩ phức tạp là vì nội dung và hình thức đều đa dạng, (...). Mỗi người đều chỉ giải thích theo một khía, lấy nó để tìm hiểu [văn chương là] cái biến đổi vạn nơi” [2]. Đối với nghiên cứu và phê bình văn học hiện đại thế giới, mặc dù đã được đề cập đến ít nhiều từ trước đó, nhưng phải đợi đến sự xuất hiện của công trình Bảy loại mơ hồ đa nghĩa (Seven types of Ambiguity – 1930) của nhà Phê bình Mới William Empson, tính đa nghĩa mới được chú ý quan tâm một cách rộng rãi ở phương Tây như là một trong những đặc trưng cốt yếu của văn học, đặc biệt là của thơ ca. Như vậy, khái niệm mơ hồ hóa trong văn học đã được bàn đến từ rất lâu bởi nó là thuộc tính thú vị của nghệ thuật ngôn từ. Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng ta có thể rút ra một quan niệm về mơ hồ hóa ngôn từ như sau: Ngôn từ mơ hồ hóa là ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếu minh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng và giả định t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tính mơ hồ đa nghĩa Ngôn ngữ thơ Nghệ thuật thơ ca Phê bình văn học Thuật ngữ ngôn ngữ họcTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 1
190 trang 200 0 0 -
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 2
105 trang 116 1 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển hai): Phần 2
93 trang 87 0 0 -
Tuyển tập phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh: Phần 2
313 trang 78 0 0 -
Bàn về chủ nghĩa tối giản trong văn học
7 trang 61 0 0 -
Đặc điểm cấu trúc hình thức và nhịp điệu của hò sông Mã
9 trang 57 0 0 -
Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay) - Nguyễn Văn Kha
237 trang 50 1 0 -
Vài nét về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1955
6 trang 46 0 0 -
Yếu tố tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ
11 trang 44 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển tư - Tập thượng): Phần 2
126 trang 43 0 0