Danh mục tài liệu

Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình kinh tế sinh thái: Nghiên cứu áp dụng cho khu vực Tây Nguyên

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.77 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm vừa qua, để phát triển cho khu vực Tây Nguyên, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, các điều kiện môi trường sinh thái đã được đặt ra và thực hiện. Tuy nhiên, các nhiệm vụ được đặt ra hầu hết đều mang tính riêng lẻ, chưa được thực hiện đồng bộ, tổng thể và tính chiến lược chưa cao, chưa lâu dài cho phát triển vùng. Bài viết đưa ra được các vấn đề nghiên cứu lý luận, phương pháp luận đánh giá tiềm năng tự nhiên, tài nguyên, đề xuất các mô hình kinh tế - sinh thái bền vững áp dụng cho toàn lãnh thổ Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ hơn.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình kinh tế sinh thái: Nghiên cứu áp dụng cho khu vực Tây Nguyên 35(4), 327-335 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHO KHU VỰC TÂY NGUYÊN PHẠM HOÀNG HẢI1, NGUYỄN AN THỊNH2, NGUYỄN THU NHUNG1, HOÀNG BẮC1, TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG3 E-mail: phhoanghai@yahoo.com 1 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội 3 Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 15 - 8- 2013 1. Mở đầu Vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và nhân văn cho mục đích phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) bền vững khu vực Tây Nguyên một vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, một khu vực lãnh thổ có vị trí địa lý, vị thế địa chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng, một địa bàn chiến lược trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Việt Nam - Lào - Campuchia và Thái Lan, nơi có tiềm năng hết sức lớn cho phát triển các ngành sản xuất, kinh tế có thế mạnh và hiệu quả cao như nông - lâm - công nghiệp và du lịch - dịch vụ đã và đang là những vấn đề mang tính thời sự, quan trọng, bức thiết. Tuy nhiên, cũng như nhiều khu vực nông thôn, miền núi khác ở nước ta, Tây Nguyên trong quá trình phát triển cũng đã và đang gặp phải những khó khăn, hạn chế, đặc biệt trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết những vấn đề môi trường, những mâu thuẫn, xung đột mạnh mẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT) cũng như khắc phục các hậu quả của tai biến thiên nhiên cho mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Trong những năm vừa qua, cho mục đích phát triển khu vực Tây Nguyên, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, các điều kiện môi trường sinh thái đã được đặt ra và thực hiện. Tuy nhiên theo đánh giá chung, các nhiệm vụ được đặt ra hầu hết đều mang tính riêng lẻ, chưa được thực hiện đồng bộ, tổng thể và tính chiến lược cao, lâu dài cho phát triển vùng. Các nghiên cứu cũng cho thấy còn có khá nhiều bất cập, những khó khăn nảy sinh, đặc biệt liên quan rất nhiều đến khía cạnh khai thác quá mức, thiếu cơ sở khoa học các điều kiện tự nhiên, tài nguyên của vùng và nhất là vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững chưa thực sự được coi trọng. Từ những lý do đó, một vấn đề quan trọng, bức thiết được đặt ra đối với Tây Nguyên hiện nay là cần có sự rà soát, đánh giá lại một cách đầy đủ thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, tiến hành đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thông qua nghiên cứu đánh giá chi tiết, đồng bộ nguồn lực các tổng hợp thể tự nhiên sinh thái của lãnh thổ để qua đó đưa ra được các mô hình (MH) phát triển hợp lý, đề xuất được những bước đi thích hợp, các giải pháp tổng thể và cụ thể phù hợp cho PTBV, lâu dài của vùng. Trong khuôn khổ bài báo, vấn đề nghiên cứu lý luận, phương pháp luận đánh giá tiềm năng tự nhiên, tài nguyên, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật (KTKT), đề xuất các MH kinh tế - sinh thái (KTST) bền vững được đề cập và áp dụng cho toàn lãnh thổ Tây Nguyên và cụ thể tại một số vùng địa lý trọng điểm. Có thể lấy ví dụ như vùng bình sơn Đà Lạt (Lâm Đồng), vùng địa lý cao nguyên Pleiku (Gia Lai), vùng cao nguyên biên giới Đắk Nông (Đắk Nông), vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc (thượng nguồn sông Ba),… Đây là các vùng địa lý có tính điển hình của khu vực lãnh thổ Tây Nguyên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ ở khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững mà còn là các khu vực tiền tiêu biên giới 327 có tính nhậy cảm liên quan đến đảm bảo an ninh chủ quyền của đất nước và cần có sự phát triển ổn định. Có thể khẳng định, để có được sự PTBV cho toàn khu vực Tây Nguyên, việc nghiên cứu đề xuất các MH phát triển KT-XH, MH KTST bền vững phù hợp là hết sức cần thiết, sẽ mang những ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng, đồng thời cũng giải quyết được những đòi hỏi bức xúc ở địa phương nhằm xây dựng được luận chứng KHKT cho định hướng phát triển bền vững KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên Tây Nguyên ở giai đoạn trước mắt và trong tương lai. 2. Cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái 2.1. Hệ kinh tế sinh thái Khái niệm cũng như lý luận về hệ KTST được đề cập tới trong công trình nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước với nội dung cơ bản đề cập tới mối quan tâm về cả khía cạnh kinh tế (đạt hiệu quả kinh tế cao) và khía cạnh sinh thái (bảo vệ tài nguyên và môi trường) trong khai thác lãnh thổ và sử dụng tài nguyên. Mối quan tâm này được nảy sinh trong xu thế hướng tới phát triển bền vững cấp vùng và địa phương. Trong công trình phân tích các mô hình hệ KTST phục vụ PTBV, Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải (2000) cho rằng, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, với những thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được, con người đã sử dụng triệt để các dạng tài nguyên phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình, hệ quả làm biến đổi mạnh mẽ thiên nhiên và gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Hoạt động tương hỗ giữa hai hệ KT-XH và sinh thái - môi trường đã hình thành một thực thể thống nhất mới mà có thể gọi là hệ thống KTST, hoặc hệ KTST [3]. Tính tất yếu của hệ KTST nằm trong yêu cầu giải quyết tính cân đối và hợp lý của hoạt động giữa hai hệ thành phần: hệ KT-XH và hệ sinh thái - môi trường. Hệ KTST là tổng hoà các mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý của con người với các HST được hoạt động theo các quy luật sinh học và kinh tế nhằm đạt hiệu quả tổng hợp: sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự PTBV, BVMT và giữ cân bằng sinh thái trong phát triển KT-XH. Dựa trên lý luận về mối quan hệ khách quan và biện chứng giữa con người và tự nhiên, Phạm Quang Anh (1996) [1] cho rằng hệ KTST là một hệ 328 thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường chịu sự điều khiển của con người để phát triển lâu bền. Hệ thống này vừa bảo đảm chức năng cung cấp (kinh tế), vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: