Con đường hướng tới phát thải ròng bằng 0: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 478.72 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích các chính sách và chiến lược Quốc tế từ các Quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan và Ấn Độ nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Các Quốc gia này đã thành công trong việc triển khai năng lượng tái tạo, thu giữ và lưu trữ các-bon, áp dụng cơ chế định giá các - bon để giảm phát thải khí nhà kính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con đường hướng tới phát thải ròng bằng 0: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam CON ĐƯỜNG HƯỚNG TỚI PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Phạm Quyết Thắng Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Email: TS4460PB@st.neu.edu.vn Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Email: huyennt@neu.edu.vnMã bài: JED-1974Ngày nhận bài: 04/09/2024Ngày nhận bài sửa: 24/10/2024Ngày duyệt đăng: 05/11/2024DOI: 10.33301/JED.VI.1974 Tóm tắt Bài viết phân tích các chính sách và chiến lược Quốc tế từ các Quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan và Ấn Độ nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Các Quốc gia này đã thành công trong việc triển khai năng lượng tái tạo, thu giữ và lưu trữ các -bon, áp dụng cơ chế định giá các - bon để giảm phát thải khí nhà kính. Từ đó, bài viết rút ra bài học cho Việt Nam, nhấn mạnh sự cần thiết của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào than đá và phát triển cơ chế tài chính xanh hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng. Ngoài ra, bảo vệ tài nguyên rừng và khuyến khích công nghệ sạch trong công nghiệp cũng là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức về tài chính, công nghệ và chiến lược, cần được giải quyết để hoàn thành cam kết phát thải rồng bằng không vào năm 2050. Từ khóa: Chính sách phát thải, giảm các-bon, năng lượng tái tạo, phát thải ròng bằng 0. Mã JEL: F64, O13, O44. The path towards net-zero emissions: International evidence and experience for Vietnam Abstract The article analyzes international policies and strategies from countries such as China, the United States, Taiwan, and India to achieve net-zero emissions by 2050. These countries have successfully implemented renewable energy, carbon capture and storage, and applied carbon pricing mechanisms to reduce greenhouse gas emissions. The article draws lessons from these examples for Vietnam, emphasizing the need to invest in renewable energy, reduce reliance on coal, and develop green financial mechanisms to support the energy transition. Protecting forest resources and promoting clean technologies in industries are crucial factors to help Vietnam achieve its net-zero emissions goal. However, Vietnam still faces challenges in terms of finance, technology, and strategy, which need to be addressed to meet its net-zero emissions commitment by 2050. Keywords: Carbon reduction, emission policy, net zero, renewable energy. JEL Codes: F64, O13, O44.Số 329(2) tháng 11/2024 131 1. Giới thiệu Chính sách khí hậu hiện nay có một trọng tâm mới: Phát thải ròng bằng không. Trước đây, các mục tiêuvề khí hậu thường được đặt ra dưới dạng mức ổn định của nồng độ khí nhà kính trong khí quyển (Liên HợpQuốc, 1992) hoặc là mục tiêu giảm phát thải theo tỷ lệ phần trăm (Liên Hợp Quốc, 1997). Ngày nay, thamvọng về khí hậu thường được thể hiện qua các mục tiêu cụ thể, với mức phát thải ròng bằng không, gắn liềnvới các mục tiêu nhiệt độ tối đa theo Thỏa thuận Paris (Energy & Climate Intelligence Unit & Oxford Net,2021). Phát thải ròng bằng không được định nghĩa là một khái niệm khoa học cơ bản. Để giữ mức tăng nhiệt độtrung bình toàn cầu trong các giới hạn nhất định, theo quy luật vật lý, chỉ có một lượng các - bon đioxitvà các khí nhà kính nhất định mới được phép thải vào khí quyển. Khi vượt quá ngưỡng này, bất kỳ lượngkhí thải thêm nào cũng phải được cân bằng, bằng cách loại bỏ chúng vào các bể hấp thụ, như rừng hoặccác công nghệ thu giữ và lưu trữ các - bon . Mức tăng nhiệt độ chấp nhận được là một lựa chọn của xã hội,nhưng được định hướng bởi khoa học khí hậu. Theo Thỏa thuận Paris, 197 Quốc gia đã đồng ý hạn chế sựnóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và nỗ lực để giới hạn ở mức 1,5 độ C. Để đạt được mục tiêu 1,5 độC, lượng các - bon còn lại có thể thải ra là khoảng 400–800 GtCO2. Để duy trì trong giới hạn này, lượngphát thải CO2 phải đạt đỉnh trước năm 2030 và giảm xuống mức phát thải ròng bằng không vào khoảng năm2050 (IPCC, 2018). Tại Việt Nam, lượng khí thải sẽ đạt khoảng 687 MtCO2eq vào năm 2030 và tăng gấp đôi vào năm 2050nếu các ngành công nghiệp tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và với trong điều kiện không có thay đổi vềcông nghệ, cơ sở công nghiệp và chính sách (Agarwal & cộng sự, 2022). Để giải quyết được vấn đề đó,Việt Nam đã ban hành các quy định và chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ năm 2012, từng bước xâydựng và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0, khí nhà kính (GHG), chiến lược biến đổi khí hậu, nănglượng tái tạo. Nhằm khẳng định vai trò của mình trong việc giảm phát thải khí nhà kính và đối phó với biếnđổi khí hậu, năm 2015 Việt Nam đã công bố đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) . Tiếp nối đó, ViệtNam đã cập nhật và phát triển NDC thích ứng với Biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong 20 quốc gia đầutiên hoàn thành việc rà soát, cập nhật NDC và đã tăng đáng kể đóng góp của mình vào việc giảm phát thảikhí nhà kính, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030. Gần đây nhất,Việt Nam đã đưa ra NDC 2022 phù hợp với mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” trong chiến lược Quốc giavề Biến đổi Khí hậu đến năm 2050, bao gồm các mục tiêu giảm phát thải 43,5% vào năm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con đường hướng tới phát thải ròng bằng 0: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam CON ĐƯỜNG HƯỚNG TỚI PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Phạm Quyết Thắng Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Email: TS4460PB@st.neu.edu.vn Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Email: huyennt@neu.edu.vnMã bài: JED-1974Ngày nhận bài: 04/09/2024Ngày nhận bài sửa: 24/10/2024Ngày duyệt đăng: 05/11/2024DOI: 10.33301/JED.VI.1974 Tóm tắt Bài viết phân tích các chính sách và chiến lược Quốc tế từ các Quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan và Ấn Độ nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Các Quốc gia này đã thành công trong việc triển khai năng lượng tái tạo, thu giữ và lưu trữ các -bon, áp dụng cơ chế định giá các - bon để giảm phát thải khí nhà kính. Từ đó, bài viết rút ra bài học cho Việt Nam, nhấn mạnh sự cần thiết của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào than đá và phát triển cơ chế tài chính xanh hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng. Ngoài ra, bảo vệ tài nguyên rừng và khuyến khích công nghệ sạch trong công nghiệp cũng là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức về tài chính, công nghệ và chiến lược, cần được giải quyết để hoàn thành cam kết phát thải rồng bằng không vào năm 2050. Từ khóa: Chính sách phát thải, giảm các-bon, năng lượng tái tạo, phát thải ròng bằng 0. Mã JEL: F64, O13, O44. The path towards net-zero emissions: International evidence and experience for Vietnam Abstract The article analyzes international policies and strategies from countries such as China, the United States, Taiwan, and India to achieve net-zero emissions by 2050. These countries have successfully implemented renewable energy, carbon capture and storage, and applied carbon pricing mechanisms to reduce greenhouse gas emissions. The article draws lessons from these examples for Vietnam, emphasizing the need to invest in renewable energy, reduce reliance on coal, and develop green financial mechanisms to support the energy transition. Protecting forest resources and promoting clean technologies in industries are crucial factors to help Vietnam achieve its net-zero emissions goal. However, Vietnam still faces challenges in terms of finance, technology, and strategy, which need to be addressed to meet its net-zero emissions commitment by 2050. Keywords: Carbon reduction, emission policy, net zero, renewable energy. JEL Codes: F64, O13, O44.Số 329(2) tháng 11/2024 131 1. Giới thiệu Chính sách khí hậu hiện nay có một trọng tâm mới: Phát thải ròng bằng không. Trước đây, các mục tiêuvề khí hậu thường được đặt ra dưới dạng mức ổn định của nồng độ khí nhà kính trong khí quyển (Liên HợpQuốc, 1992) hoặc là mục tiêu giảm phát thải theo tỷ lệ phần trăm (Liên Hợp Quốc, 1997). Ngày nay, thamvọng về khí hậu thường được thể hiện qua các mục tiêu cụ thể, với mức phát thải ròng bằng không, gắn liềnvới các mục tiêu nhiệt độ tối đa theo Thỏa thuận Paris (Energy & Climate Intelligence Unit & Oxford Net,2021). Phát thải ròng bằng không được định nghĩa là một khái niệm khoa học cơ bản. Để giữ mức tăng nhiệt độtrung bình toàn cầu trong các giới hạn nhất định, theo quy luật vật lý, chỉ có một lượng các - bon đioxitvà các khí nhà kính nhất định mới được phép thải vào khí quyển. Khi vượt quá ngưỡng này, bất kỳ lượngkhí thải thêm nào cũng phải được cân bằng, bằng cách loại bỏ chúng vào các bể hấp thụ, như rừng hoặccác công nghệ thu giữ và lưu trữ các - bon . Mức tăng nhiệt độ chấp nhận được là một lựa chọn của xã hội,nhưng được định hướng bởi khoa học khí hậu. Theo Thỏa thuận Paris, 197 Quốc gia đã đồng ý hạn chế sựnóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và nỗ lực để giới hạn ở mức 1,5 độ C. Để đạt được mục tiêu 1,5 độC, lượng các - bon còn lại có thể thải ra là khoảng 400–800 GtCO2. Để duy trì trong giới hạn này, lượngphát thải CO2 phải đạt đỉnh trước năm 2030 và giảm xuống mức phát thải ròng bằng không vào khoảng năm2050 (IPCC, 2018). Tại Việt Nam, lượng khí thải sẽ đạt khoảng 687 MtCO2eq vào năm 2030 và tăng gấp đôi vào năm 2050nếu các ngành công nghiệp tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và với trong điều kiện không có thay đổi vềcông nghệ, cơ sở công nghiệp và chính sách (Agarwal & cộng sự, 2022). Để giải quyết được vấn đề đó,Việt Nam đã ban hành các quy định và chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ năm 2012, từng bước xâydựng và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0, khí nhà kính (GHG), chiến lược biến đổi khí hậu, nănglượng tái tạo. Nhằm khẳng định vai trò của mình trong việc giảm phát thải khí nhà kính và đối phó với biếnđổi khí hậu, năm 2015 Việt Nam đã công bố đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) . Tiếp nối đó, ViệtNam đã cập nhật và phát triển NDC thích ứng với Biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong 20 quốc gia đầutiên hoàn thành việc rà soát, cập nhật NDC và đã tăng đáng kể đóng góp của mình vào việc giảm phát thảikhí nhà kính, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030. Gần đây nhất,Việt Nam đã đưa ra NDC 2022 phù hợp với mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” trong chiến lược Quốc giavề Biến đổi Khí hậu đến năm 2050, bao gồm các mục tiêu giảm phát thải 43,5% vào năm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lượng tái tạo Lưu trữ các-bon Phát thải khí nhà kính Phát triển cơ chế tài chính xanh Công nghệ sạchTài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghệ điện mặt trời ở Việt Nam
4 trang 268 0 0 -
Mô hình giám sát và điều khiển hệ thống pin mặt trời
6 trang 152 0 0 -
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo sản lượng điện của nhà máy điện mặt trời
5 trang 112 0 0 -
Phương pháp phân tích kinh tế của hệ thống điện mặt trời áp mái
4 trang 99 0 0 -
11 trang 94 0 0
-
Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam
4 trang 81 0 0 -
Sách hướng dẫn học tập Năng lượng tái tạo: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
49 trang 79 0 0 -
18 trang 79 0 0
-
Mô phỏng hệ thống làm lạnh hấp phụ sử dụng năng lượng tái tạo
8 trang 78 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế bộ tăng áp DC-DC ứng dụng cho hệ thống pin năng lượng mặt trời
6 trang 69 0 0