Danh mục

Con đường sáng tạo

Số trang: 278      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong cuộc đời và trong cả hội họa cũng vậy, rất có thể anh bỏ qua không cần Thượng Đế, nhưng anh, kẻ khổ đau, anh không thể bỏ qua không cần tới một điều cao viễn hơn anh, chính là đời anh: quyền năng sáng tạo.Vincent van Gogh, “Thư cho Théo”, Ngày 1 tháng chín 1888Tựa cho lần ấn hành thứ haiTôi không bao giờ có ý định điên dại soạn thảo một cuốn sách bàn về nghệ thuật viết văn.Hiển nhiên văn chương là một nghệ thuật và bút pháp là phương tiện và đồng thời sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con đường sáng tạo Con đường sáng tạo(Tư tưởng và quan niệm về sáng tác của Nietzsche, Rimbaud, HenryMiller, Schopenhauer, William Faulkner, André Gide, GeorgesSimenon, Rainer Maria Rilke, Emerson, Thomas Wolfe)Nguyễn Hữu Hiệu dịch và giới thiệuTrong cuộc đời và trong cả hội họa cũng vậy, rất có thể anh bỏ quakhông cần Thượng Đế, nhưng anh, kẻ khổ đau, anh không thể bỏ quakhông cần tới một điều cao viễn hơn anh, chính là đời anh: quyền năngsáng tạo.Vincent van Gogh, “Thư cho Théo”, Ngày 1 tháng chín 1888Tựa cho lần ấn hành thứ hai 11.Tôi không bao giờ có ý định điên dại soạn thảo một cuốn sách bàn vềnghệ thuật viết văn.Hiển nhiên văn chương là một nghệ thuật và bút pháp là phương tiện vàđồng thời sự đạt thành của chính nghệ thuật ấy. Nhưng nghệ thuật vănchương là một nghệ thuật chỉ có thể thủ đắc được bằng kinh nghiệm cánhân, về chính bản thân và thực tại. Tiêu chuẩn duy nhất để thẩm địnhmột dòng văn chương là quan niệm và mức độ nó đến gần thực tại.Tôi đồng ý hầu hết với Nietzsche, trừ tư tưởng căn bản về cùng đíchcủa nghệ thuật và chủ thuyết Siêu nhân mà càng ngày càng tôi thấycàng sai lầm, vô hiệu và vô ích. Nietzsche rất có lý khi viết: “Chủtrương hiện thực trong nghệ thuật là một ảo tưởng” [1] , vì người tachuyển nhượng tất cả những gì làm ta mê đắm hay gớm ghét vào trongsự vật. Nhưng ta không thể chấp nhận khi ông quan niệm: “Nhữngnghệ sĩ không bao giờ được phép nhìn vào sự vật như chân tướng củachúng” [2] và nghệ thuật là một thứ “sùng bái mê lầm” (culte del’erreur), một “thiện chí về si tưởng” (bonne volonté de l’illusion) [3] .Chân lý xấu nên “nghệ thuật được ban cho chúng ta để ngăn cản chúngta khỏi chết vì chân lý” [4] . Không, nghệ thuật phải là một phương tiệngiúp ta đạt tới chân lý, tới cái mà thuật ngữ Phật giáo gọi là NHƯTHẬT hay NHƯ THỊ - (Yathabhutam hay Yathatatham). Nghĩa là “sựthật khách quan như thế nào nhìn đúng như thế ấy. Bản chất mình như 2thế nào, nhận đúng như thế ấy”. Và phải cố gắng gột rửa mọi thứ cảmnhiễm lâu hoặc cho tâm thể trong sáng như gương không lấm bụi trần,“hoa qua chiếu hoa, nguyệt qua chiếu nguyệt” [5] .Nghệ thuật cũng không hướng tới cái gì xa xôi vĩ đại, (le lointain del’art) [6] mà là cúi nhìn cái rất gần gũi, khiêm nhường. Chỉ cần với tinhthần Như Thật kiến, Như Thật tri chuyên chú, chúng ta sẽ nhìn thấy cáiđẹp ngay trong những sự vật rất mộc mạc, giản dị. “Chỉ có những cáithông thường là kỳ diệu (thực sự vĩ đại), từ lúc được bàn tay thiên tàichạm tới” như nhận xét sâu sắc của Pasternak. Sự kiện này đã đượcchứng nghiệm bởi hai nhà thơ Đông Phương Basho và Quách Thoại.Basho viết một bài Haiku tuyệt diệu gồm vỏn vẹn mười bảy âm nhưsau:Nhìn kỹTôi thấy đóa NazumaBên hàng dậu!Bông Nazuma tầm thường, khép nép gần như không ai thèm để ý tới nởbên một hàng dậu đổ nát ven đường quê hẻo lánh kia thì có gì đặc biệtđâu, nhưng khi ta chăm chú nhìn nó với tâm trong sáng hồn nhiên thìphép lạ xẩy ra: nó tự biến thành cả một vũ trụ linh thánh, hồng diệu,“rực rõ hơn có vẻ rực rỡ của vua Solomon nữa!” [7] . Bông hoa thượcdược của Quách Thoại cũng vậy: 3Đứng im bên hàng dậuEm nở nụ nhiệm mầuLặng nhìn em kinh ngạcTa lắng nghe em hátLời ca em thiên thâuTa sụp lậy cúi đầu2.Cái mà ta gọi là bút pháp thực ra không phải là kỹ thuật sắp xếp , dụngngữ xảo diệu như người ta thường lầm tưởng mà chỉ là cách diễn tả thậtchính xác điều mà ta thấy, biết, suy nghĩ theo đúng chân tướng củachúng. Stendhal đã cho chúng ta một định nghĩa rất đáng giá về bútpháp: “Bút pháp phải giống như một nước sơn trong suốt, nó khôngđược biến đổi mầu sắc, hay những sự kiện và tư tưởng, trên đó nó đượcphối trí.” (Mélanges de Littérature).Văn chương chỉ có giá trị độc đáo khi nghệ sĩ đạt tới chỗ thấy biết nhưthực và diễn tả như thực điều hắn thấy biết như thực. Nhưng dĩ nhiênđiều người nghệ sĩ thấy, biết đó không phải là sự thực khách quan cứngnhắc chết chóc mà là sự thực sinh động, hủy diệt – tái tạo thườngxuyên, rung động hơi thở sự sống, rộn ràng nhịp đập thiên thu.Bài thơ của Basho và Quách Thoại cho ta thấy người nghệ sĩ, tự bản 4chất tuy là một người hiếu cảm, dễ bị xúc động, đụng chạm đủ mọiphía, có khuynh hướng tự nhiên quay về phía những kích động, thácloạn, nhưng những cực đoan thường gặp nhau nên tới một lúc nào đóhắn cũng có thể ngung thần tĩnh lặng chiêm ngắm sự vật. Và khi tâmthức tĩnh lặng, mở phơi một cách hồn nhiên hay thần bí, người ta có thểthấy vẻ đẹp ngay cả trong từng ngọn cỏ lá cây, một vẻ đẹp siêu việt đưangười ta vượt thoát những lo toan thực tiễn của đời sống tang thươngthường nhật để thể nhập vào cảnh giới huy hoàng của Tịn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: