Dáng lão đi con cón, rất nhanh. Người lão nhỏ và thấp, chỉ khoảng 40 cân, được cái gặp người làng, ai lão cũng chào, hỏi thăm rất ân cần, mặc cho họ có niềm nở hay lạnh nhạt với mình. Không ai biết quê quán lão ở đâu. Mà lão làm gì có quê? Cụ thủ từ ở đền làng bắt gặp lão đỏ hỏn trong chiếc nón mê ở một lều quán sát chợ Dầu. Cụ mang lão về nuôi, khi cụ chết đi lão ở một mình trong cái hậu cung của đền làng lạnh lẽo. Lão...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con Nuôi Người Thủ Từ Làng Hạvietmessenger.com Vũ Hoàng Quế Ngân Con Nuôi Người Thủ Từ Làng HạDáng lão đi con cón, rất nhanh. Người lão nhỏ và thấp, chỉ khoảng 40 cân, được cái gặpngười làng, ai lão cũng chào, hỏi thăm rất ân cần, mặc cho họ có niềm nở hay lạnh nhạt vớimình.Không ai biết quê quán lão ở đâu. Mà lão làm gì có quê? Cụ thủ từ ở đền làng bắt gặp lãođỏ hỏn trong chiếc nón mê ở một lều quán sát chợ Dầu. Cụ mang lão về nuôi, khi cụ chết đilão ở một mình trong cái hậu cung của đền làng lạnh lẽo.Lão sống dựa vào thu nhập từ hai cái cây ở vườn đền. Cây thị thì dù ít, dù nhiều, năm nàocũng có hoa. Riêng cây nhãn, năm được, năm không. Những năm nhãn mất mùa, thu nhậpgiảm đi, lão đói. Năm nào nước sông lên, nhãn trổ nhiều hoa, lão có vẻ phong lưu. ấy là nóiphong lưu theo cách của lão thôi, bởi lúc sung túc nhất, người ta cũng chỉ thấy lão dám muamấy con tép khô hay bìa đậu. Quanh năm suốt tháng, thực phẩm chính của lão là mấy ngọnrau tập tàng hái ở vườn đền.Người ta không gọi lão chỉ bằng tên mà luôn kèm theo một biệt danh Lợi hủi. Lão bị bệnhphong? Không. Chẳng qua tại lão nghèo, quần áo không mấy khi hẳn hoi, trông nhếch nhác,lôi thôi. Nghèo thì sẽ bị người đời miệt thị - thường thế. Hơn nữa, lão là dân ngoại quán. ởlàng Hạ, đó là một cách biệt rất ghê. Những người ngoại quán luôn luôn chịu phận đàn emtrong những dịp hội lễ, họ phải khênh vác, bưng bê nhưng khi thảo luận, bàn bạc việc làng,họ phải ngồi chiếu dưới, chẳng bao giờ ý kiến đóng góp của họ được mọi người để ý.Lão Lợi không vợ con. Đúng ra chưa hề bao giờ thấy lão đả động đến chuyện này. Đã baonhiêu lần dòng sông ngầu đỏ, lão vẫn thui thủi một mình. Cũng khó lắm thay, ở địa vị lão, tứcố vô thân, đã nghèo lại không họ hàng, mẹ cha, có hỏi cũng không ai dám nhận lời.Những năm nhãn được mùa, thu nhập của lão cũng bị một nguy cơ giảm đi: ấy là từ lũ trẻcon trong làng. Thằng Ân quái, thằng Quyền đen, thằng Kiên còm... và một lô một lốcnhững cái tên, nghe đã thấy nghịch như quỷ sứ, thuộc làu từng cái chạc trên hai cây của lão.Thoắt cái, chúng biến mất, thoắt cái đã thấy chót vót trên cao, miệng nhồm nhoàm nhai; cònlụng thụng trong lần áo may-ô đã được sơ-vin cẩn thận trong quần cộc, là những quả nhãntròn căng, hay những quả thị hãy còn xanh lét.Lão Lợi không đuổi đánh lũ quỷ sứ đó bao giờ, mặc dù rõ ràng chúng đang phí phạm miếngcơm của lão. Một lần, thằng Kiên còm chậm chân, mặt tái xanh, run cầm cập ở trên cây khithấy lão Lợi dưới gốc ngước nhìn lên. Nó tưởng lão sẽ nổi giận lôi đình, xách cổ nó xuống,quất cho vài chục roi, hay chí ít ra cũng sai áp nó về cho cha trị tội. Vậy mà lão lại rất nhẹnhàng:- Thằng còm con nhà Quang đấy phải không? Xuống đây, xuống đây với ông. Từ từ thôi kẻongã.Hôm đó, sau khi ăn nhãn chán chê, nó còn được lão Lợi bẻ cho một chùm to, bảo nó mangvề biếu cha, mẹ nó.Kiên còm không biết rằng, nồi cơm của lão đầy hay vơi, phụ thuộc rất lớn vào những chùmquả trên cây. Lão có thu nhập gì khác đâu? à mà quên, lão còn có nghề bốc mộ thuê, nhưngchẳng biết có nên coi đó là nghề không?! Thôi để nói ở sau! Chỉ biết rằng, sau những trậnbọn quỷ sứ càn quét tan hoang, sáng hôm sau, người ta lại thấy lão Lợi xuất hiện ở chợDầu. Lão cắp một cái rổ lổng chổng nhãn và thị, quả chín lẫn quả xanh và khi lão về, thayvào đó là lùm lùm cái gói chừng một vài lon gạo.Không chấp trách, không bon chen, lão Lợi cứ sống như thế, bao nhiêu năm, dưới sự miệtthị, khinh rẻ của người đời. Người lớn ngoảnh mặt đi khi thấy lão từ xa. Đàn bà đem chuyệnlão ra kể như một điều gớm ghê. Riêng lũ trẻ con, chúng chạy nhồng nhồng một đám đằngsau mỗi khi lão đi qua, miệng hò hét inh tai: Lợi hủi, ôi hủi, hủi... Của đáng tội, trong làngchỉ có những nhà nghèo quý lão, hoặc thương, nhưng họ phải theo số phú nông. Chẳng hạnnhư bố thằng Kiên còm - chú Quang - thỉnh thoảng, nhà có giỗ chạp, lại sai nó lén đembiếu lão một nắm xôi, vài miếng thịt heo, đôi khi thêm một vài quả chuối.Lão Lợi chỉ là thân quen với đám nhà giàu khi có việc. Thường là những việc bẩn thỉu,nặng nề. Người ta gọi lão đến, ân cần một cách giả tạo. Cho lão ăn và khi lão làm xong thìquên ngay dường như với họ chưa hề có một lão Lợi bằng xương bằng thịt tồn tại ở trên đời.Chẳng hề băn khoăn, lão Lợi giúp tất cả những ai, nếu họ cần, kể cả khi họ chẳng yêu cầu.Phải chăng đó là lý do lão bị người đời rẻ rúng?!Có hai việc mà các nhà giàu không thể nhờ ai, buộc phải mượn tay lão nhúng vào. Đó làkhâm liệm xác chết và sang cát (hay còn gọi là bốc mộ).Làng này cận thị lại cận sông, lợi thế mà cũng là tai họa đấy. Cận thị (gần chợ) thì xe cộnhiều, tai nạn trên đường lắm. Cận sông thì mỗi năm một mùa nước lên, thế nào cũng cóngười chết đuối. Đó là chưa kể người chết từ nơi khác dạt vào. Đầu làng có một cái điếmcanh đê, đồng thời kiêm luôn chức năng nhà quàn xác. Theo tập tục của làng, những ngườichết đường, chết chợ, chết trôi sông không được đem vào làng, phải ...