Danh mục tài liệu

Công nghệ Việt Nam 2017: Phần 2

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo "Ebook Khoa học và công nghệ Việt Nam 2017: Phần 2" để nắm chi tiết các nội dung doanh nghiệp khoa học và công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; giải thưởng khoa học và công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ Việt Nam 2017: Phần 2 Chương 5. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ và khởi nghiệp… CHƢƠNG 5 DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 5.1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ 5.1.1. Môi trường pháp lý Năm 2017, cơ sở pháp lý về doanh nghiệp KH&CN tiếp t c được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện với việc ban hành nhiều văn bản, chính sách về doanh nghiệp KH&CN như: Luật Quản lý, sử d ng tài sản công (quy định về việc giao quyền kết quả KH&CN sử d ng vốn nhà nước); Luật Chuyển giao công nghệ; Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ quy định về tín d ng đầu tư; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử d ng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước,… quy định c thể hơn về các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN, làm tăng tính khả thi của các chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cũng chú trọng hơn đến công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN thông qua việc ban hành nhiều chính sách riêng dành cho doanh nghiệp KH&CN, triển khai các Đề án phát triển doanh nghiệp KH&CN như Sơn La, Long An, Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh. 5.1.2. Chứng nh n doanh nghiệp khoa học và công nghệ  Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN Tính đến tháng 8/2017, cả nước có 303 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, tăng 69 doanh nghiệp so với 145 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2017 thời điểm tháng 6/2016. Bên cạnh đó, nhiều hồ sơ đăng ký chứng nhận được các Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận và đang trong quá trình thẩm định, họp hội đồng đánh giá.  Phân bố Cả nước có 50 Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành cấp chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (tăng 4 Sở so với năm 2016), trong đó những tỉnh, thành phố phát triển mạnh về doanh nghiệp KH&CN năm 2016 vẫn tiếp t c phát huy thế mạnh của mình, tiếp t c tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, có thể kể đến như: Hà Nội (38 doanh nghiệp); TP Hồ Chí Minh (29 doanh nghiệp); Thanh Hóa (18 doanh nghiệp); Quảng Ninh (10 doanh nghiệp), Long An (9 doanh nghiệp), Hải Phòng, Sơn La, Hà Nam, Hải Dương, Lào Cai,... Đồng thời, năm nay số lượng các doanh nghiệp KH&CN được các Sở Khoa học và Công nghệ tại hầu hết các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN đều tăng lên. Bên cạnh nhiều địa phương đã bước đầu hình thành và phát triển hiệu quả các doanh nghiệp KH&CN, một số địa phương vẫn chưa có doanh nghiệp KH&CN như: Bình Thuận, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hậu Giang, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang, Lai Châu, Quảng Trị, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long.  Doanh nghiệp KH&CN theo lĩnh vực công nghệ Doanh nghiệp KH&CN được cấp giấy chứng nhận tập trung đủ cả ở 7 lĩnh vực công nghệ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008, trong đó chủ yếu: công nghệ sinh học (47,5%), công nghệ tự động hóa (25%), công nghệ vật liệu mới (15%). 5.1.3. Hoạt động của doanh nghiệp khoa học và công nghệ a) Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Năm 2016, 32 doanh nghiệp KH&CN tham gia thực hiện các đề tài, dự án KH&CN sử d ng ngân sách nhà nước cấp tỉnh, cấp quốc gia như Công ty TNHH Thiên Dược, Công ty cổ phần Cơ khí và Vật liệu 146 Chương 5. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ và khởi nghiệp… xây dựng Thanh Phúc, Công ty CP Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình... Tổng kinh phí Nhà nước đầu tư cho 32 doanh nghiệp KH&CN để thực hiện nhiệm v KH&CN là 55.120,96 triệu đồng. Số lượng doanh nghiệp đã thực hiện trích lập quỹ phát triển KH&CN để đầu tư cho hoạt động KH&CN tính đến thời điểm hiện tại là 34 doanh nghiệp (tăng 8 doanh nghiệp so với năm 2015) với tổng kinh phí trích lập năm 2016 là 87,743 tỷ đồng (trung bình 2,58 tỷ đồng/doanh nghiệp). b) Hoạt động sản xuất, kinh doanh Trong số 303 doanh nghiệp KH&CN đã được cấp giấy chứng nhận, có: 1 doanh nghiệp giải thể, 12 doanh nghiệp ngừng hoạt động, 3 doanh nghiệp đã thu hồi giấy chứng nhận (do chuyển hoạt động sản xuất, kinh doanh sang địa bàn khác hoặc không còn hoạt động trong lĩnh vực đăng ký). Doanh nghiệp KH&CN trong năm 2016 đã giải quyết được hơn 16.612 việc làm cho xã hội. Do có chiến lược phát triển hợp lý, tăng cường ứng d ng các tiến bộ KH&CN, chủ động thích ứng với biến động thị trường thông qua việc cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp KH&CN phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Tính đến tháng 8/2017, có 126/303 doanh nghiệp có báo cáo đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2016 (bao gồm số liệu về doanh thu, lợi nhuận, và các thông tin khác về ưu đãi). Trong đó: - Tổng doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp KH&CN đạt: 14.402,22 tỷ đồng, tăng 16,32% so với năm 2015 (năm 2015 đạt 12.382,05 tỷ đồng); Trung bình doanh thu mỗi doanh nghiệp đạt 114,3 tỷ đồng/doanh nghiệp; Trong đó, tổng doanh thu từ các sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN là 4.636,67 tỷ đồng. - Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2016 của các doanh nghiệp KH&CN đạt: 1.289,91 tỷ đồng, tăng 2,35% so với năm 2015 (năm 2015 đạt 1.260,28 tỷ đồng). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 2016 147 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2017 54 ước tính là 4.502.733 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp KH&CN đã đóng góp 0,03% cho GDP cả nước. 5.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 5.2.1. Hành lang pháp lý và các hoạt động hỗ trợ từ phía nhà nước Hành lang pháp lý cho khởi nghiệp sáng tạo (KNST) đã và đang dần được hoàn thiện. Trong năm 2017, Luật Hỗ trợ doan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: