Danh mục tài liệu

Cú sốc phi truyền thống và rủi ro lây lan trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ: Thảo luận và định hình cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 526.57 KB      Lượt xem: 70      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Cú sốc phi truyền thống và rủi ro lây lan trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ: Thảo luận và định hình cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam" xem xét những tác động của các cú sốc phi truyền thống như: biến đổi khí hậu và đại dịch đến các nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thông qua các nghiên cứu thực nghiệm và dữ liệu thống kê mà chúng tôi đã tiến hành thu thập. Bài viết này cung cấp thông tin về tính nhạy cảm của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ cũng như chỉ ra tính mong manh khi đối mặt với những cú sốc phi truyền thống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cú sốc phi truyền thống và rủi ro lây lan trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ: Thảo luận và định hình cho chính sách tiền tệ tại Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA11.CÚ SỐC PHI TRUYỀN THỐNG VÀ RỦI RO LÂY LANTRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG HOA KỲ:THẢO LUẬN VÀ ĐỊNH HÌNHCHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM Võ Tâm Dũng*, ThS. Tô Công Nguyên Bảo* Tóm tắt Trong khoa học chính sách tiền tệ hiện nay, mục tiêu mà các quốc gia cần hướng đến là ổnđịnh giá cả, ổn định sản lượng, và ổn định hệ thống tài chính. Điều này thật sự cần thiết khi bốicảnh thế giới diễn biến hết sức phức tạp, tính bất ổn ngày càng gia tăng, những cú sốc nội sinh(bên trong nền kinh tế) và ngoại sinh (bên ngoài nền kinh tế) càng trở nên khó đoán. Phạm vibài viết này hướng đến là sự ổn định của hệ thống tài chính, trong đó vai trò điều tiết và giámsát hệ thống ngân hàng được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, điềunày đúng cho cả một quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và những nước đang phát triển như ViệtNam. Những cú sốc truyền thống và phi truyền thống trước đây đã cho thấy những hậu quảnặng nề lên hệ thống ngân hàng và điển hình là sự phá sản của các ngân hàng. Trong bài viếtnày, chúng tôi xem xét những tác động của các cú sốc phi truyền thống như: biến đổi khí hậuvà đại dịch đến các nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thông qua các nghiên cứu thực nghiệmvà dữ liệu thống kê mà chúng tôi đã tiến hành thu thập. Bài viết này cung cấp thông tin về tínhnhạy cảm của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ cũng như chỉ ra tính mong manh khi đối mặt vớinhững cú sốc phi truyền thống. Chúng tôi nhấn mạnh vào những rủi ro tiềm ẩn liên quan đếntình trạng mất khả năng thanh toán vì các hoạt động kinh doanh không lành mạnh cũng nhưnhững tác động bất lợi từ các cú sốc phi truyền thống gây ra. Sự phá sản của một tổ chức tàichính như ngân hàng không chỉ tạo ra mối đe dọa cho bản thân các nhà quản trị, nhà đầu tư màcòn có thể khuếch đại và lây lan ra toàn hệ thống, cuối cùng có thể dẫn đến thảm họa tài chínhtrên diện rộng. Cuối cùng, chúng tôi tóm lược lại một số nhận định liên quan đến các bài họctừ khủng hoảng và đề xuất những cách tiếp cận mới trong việc điều hành chính sách, đặc biệtlà từ góc nhìn của các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương. Từ khóa: cú sốc phi truyền thống, rủi ro, chính sách tiền tệ, Việt Nam* Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh182 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi hệ thống tài chính ra đời, thị trường tài chính trên toàn thế giới đã chứng kiếncả sự phát triển không ngừng lẫn những lần sụp đổ vì các cú sốc bên trong và bên ngoài nềnkinh tế. Hoạt động kinh tế của mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bất cứ khi nàohệ thống tài chính rơi vào tình trạng báo động, cho dù đó là tình trạng đã được dự đoán trướchay chưa được dự đoán trước. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và số lượng đáng kể cánhân bị phá sản, khiến nhiều nền kinh tế trên thế giới tiếp tục gặp khó khăn trong một khoảngthời gian. Công nhân bị sa thải với số lượng lớn để các công ty có thể tái cân bằng giá trị tàisản của tổ chức. Đây là điều thường được chứng kiến mỗi khi xảy ra khủng hoảng tài chính.Mỗi cuộc khủng hoảng không chỉ dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp mà còn dẫn đếnsự phá sản của một số lượng lớn các ngân hàng có giá trị đáng kể. Kết quả là một hệ thốngtài chính vốn đã bất ổn lại càng trở nên bất ổn hơn khi cơn bão khủng hoảng ập đến. Hệ thống tài chính của một quốc gia là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ pháttriển kinh tế của quốc gia đó, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, giáo dục, nông nghiệpvà nguồn lao động chất lượng cao phù hợp với công nghệ hiện đại. Để thực hiện được mụctiêu này, hệ thống tiền tệ sử dụng các phương pháp như cho vay và tài trợ để đẩy nhanh quátrình. Ngay cả những người không được đào tạo về tài chính, ngân hàng cũng có thể hiểuđược tầm quan trọng to lớn của ngành Ngân hàng và toàn bộ hệ thống tài chính. Sự kiểm soátmà Chính phủ và ngân hàng trung ương thực hiện đối với các lĩnh vực tài chính và ngân hàngthương mại trên thế giới trong vài thập kỷ qua hướng đến mục tiêu ổn định lạm phát và tăngtrưởng kinh tế. Tuy nhiên, cần thiết phải có một chiến lược phù hợp để xác định các cuộckhủng hoảng tài chính là một trở ngại đáng kể cần vượt qua, đây là mục tiêu về ổn định hệthống tài chính. Hiện nay, vẫn tồn tại những tranh luận trong các tài liệu học thuật về một địnhnghĩa chung đối với khủng hoảng tài chính. Điều này đặc biệt đúng khi xem xét tính chất đadạng của các cuộc khủng hoảng tài chính. Một số nghiên cứu đưa ra những định nghĩa chungvề khủng hoảng tài chính mà không chỉ rõ chúng thật sự đến từ đâu, cho dù đã có nhiều loạikhủng hoảng tài chính khác nhau trước đây. Nhiều tác giả đã cố gắng mô tả hoặc định nghĩakhủng hoảng tài chính là gì. Tuy nhiên, những định nghĩa này cực kỳ mơ hồ và không thểgiải thích thỏa đáng tất cả các cuộc khủng hoảng đã và đang xảy ra trên thị trường tài chính.Mặt khác, Bordo và cộng sự (2001) mô tả các cuộc khủng hoảng tài chính là thời điểm thịtrường biến động được đánh dấu bằng những khó khăn nghiêm trọng như thanh khoản và phásản đòi hỏi sự tham gia của Chính phủ để ngăn chặn những kết quả không lường trước được.Khi xảy ra khủng hoảng tài chính ở một hoặc nhiều khu vực, đối tượng tham gia nhạy cảmnhất là các ngân hàng. Một cách để đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của ngân hàng trướcrủi ro hệ thống là xem xét ngân hàng đã hoạt động tốt như thế nào trong suốt các cuộc khủnghoảng trước đó. Fahlenbrach và cộng sự (2012) đã sử dụng rủi ro văn hóa để xác định liệuhoạt động lịch sử của tổ chức đó có khả năng chịu đựng khủng hoảng hay không. Mặt khác,rủi ro văn hóa không phải lúc nào cũng là yếu tố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: