Cuộc chiến Catfish Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 362.44 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vào 14h07 ngày 8 tháng 8 năm 2002 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ (hay 1h07 ngày 9/8/2002 theo giờ Hà Nội), một cuộc họp của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC – US International Trade Commission) được kết thúc, với tuyên bố: "Dựa trên kết quả điều tra sơ khởi, ITC thấy ngành nuôi cá catfish của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi một số mặt hàng cá da trơn philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam". Kết luận này được đưa ra sau 40 ngày từ lúc Hiệp hội các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc chiến Catfish Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ Fulbright Economics Teaching Program Case Study Catfish Fight Nghiên cứu tình huống Cuộc chiến Catfish Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ Vào 14h07 ngày 8 tháng 8 năm 2002 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ (hay 1h07 ngày 9/8/2002 theo giờ Hà Nội), một cuộc họp của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC – US International Trade Commission) được kết thúc, với tuyên bố: 'Dựa trên kết quả điều tra sơ khởi, ITC thấy ngành nuôi cá catfish của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi một số mặt hàng cá da trơn philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam'. Kết luận này được đưa ra sau 40 ngày từ lúc Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish Mỹ (CFA) đưa đơn kiện 53 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã bán phá giá các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh vào thị trường Mỹ, gây thiệt hại nặng cho các nhà nuôi cá catfish trong nước. Vòng đầu của cuộc chiến thương mại về bán phá giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các nhà nuôi cá catfish Mỹ thế là đã kết thúc. Vụ kiện sẽ được chuyển sang Bộ Thương mại Hoa Kỳ để tiến hành điều tra, xem xét việc các doanh nghiệp Việt Nam có thực sự bán phá giá cá tra, basa tại thị trường Mỹ hay không. Cuối tháng 7 năm 2003 sẽ là thời điểm ra phán quyết nếu vụ kiện tiếp tục kéo dài cho đến chặng cuối cùng. Và nếu phán quyết nghiêng về phía nguyên đơn thì cá basa, cá tra đông lạnh của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải chịu thuế chống phá giá với thuế suất có thể lên tới 190% so với mức 0% hiện nay. Đây là vụ kiện bán phá giá đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam. Tranh chấp xảy ra đúng vào giai đoạn triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt Mỹ (BTA) và thời gian Việt Nam chuẩn bị các điều kiện để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn thế nữa vụ kiện sẽ có tác động tới một hoạt động sản xuất đang đi lên với trên 200.000 lao động tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Chính vì tính chất nhảy cảm này mà vụ kiện đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của các nhà quản lý, kinh doanh và phương tiện thông tin đại chúng. Các trại nuôi và doanh nghiệp chế biến catfish lập luận rằng mục tiêu của họ là đảm bảo thương mại công bằng. Ngược lại, phía Việt Nam nêu lên tư tưởng bảo hộ sản xuất bằng rào cản thương mại của các nhà sản xuất Mỹ, vốn không chỉ xuất hiện trong vụ kiện bán phá giá mà thực ra là bắt đầu tư những tranh chấp liên quan đến tên gọi catfish. Bên cạnh việc phân tích tính pháp lý, còn có một loạt các vấn đề quan trọng khác xung quanh vụ cá basa catfish. Ở mức độ nào thì các quy định về nhãn hiệu, chống trợ giá xuất khẩu, chống bán phá giá, môi trường, lao động,… là những quy định hợp lý để đảm bảo thương mại bình đẳng và ở mức độ nào là các rào cản thương mại ẩn ngầm? Chủ nghĩa bảo hộ ở các nước phát triển đối với các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế mạnh như thế nào và nó có tác động gì tới chiến lược hội nhập kinh tế của Việt Nam? Đâu là những căn cứ để xác định Việt Nam hiện có kinh tế thị trường và điều này có tầm quan trọng thế nào trong các vụ tranh chấp thương mại về bán phá giá hay trợ giá? Vụ kiện sẽ khác đi thế nào nếu Việt Nam là thành viên của WTO?… Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên, chúng ta hãy đi theo dòng sự kiện. Nguyễn Xuân Thành 1 Fulbright Economics Teaching Program Case Study Catfish Fight Nuôi cá da trơn ở Đồng bằng sông Cửu Long Họ cá da trơn Pangasius tập trung ở một số nước Đông Nam Á, nơi hoạt động nuôi cá lồng, cá hầm trên sông, ao hồ hay đầm lầy theo quy mô nhỏ của nông dân ngày càng phát triển. Tại Việt Nam, cá da trơn được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phổ biến là cá tra và cá basa. Trước năm 1995, cá giống phụ thuộc vào nguồn vớt tự nhiên. Người nuôi cá phải mua cá con do ngư dân vớt trong mùa cá bột chảy theo sông Mê Công từ Lào và Campuchia. Chi phí cá giống lúc đó cao, mà nguồn cung cấp lại bấp bênh và tỷ lệ hao hụt cao do thay đổi môi trường sống. Công nghệ tạo giống được đầu tư phát triển và tháng 5 năm 1995 là lúc mẻ cá sinh sản nhân tạo đầu tiên thành công.1 Từ đó, con giống với số lượng lớn và chi phí thấp được cung cấp thường xuyên cho nông dân. Theo ước tính của các cơ sở sản xuất giống, chi phí con giống giảm 2/3 so với trước. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về công nghệ nuôi với việc đưa thức ăn công nghiệp vào cũng đã giúp rút ngắn thời gian nuôi và giảm thiểu được lượng thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Hoạt động nuôi cá tra, cá basa bắt đầu phát triển dưới hình thức bè cá và hầm cá, dọc hai bờ sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Nuôi cá bè, vốn được du nhập theo kinh nghiệm của ngư dân trên Hồ Tông-lê-sáp của Campuchia, nhanh chóng trở thành hình thức chủ yếu nuôi cá tra và basa. Huyện Châu Đốc của An Giang là nơi tập trung chủ yếu của các bè cá và cũng là nơi cung cấp cá giống chính yếu cho cả vùng. Điều kiện tự nhiên ở các địa phương này là yếu tố then chốt đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động nuôi cá bè. Lưu lượng nước sông lớn giúp nông dân có thể nuôi được cá với mật độ dày, cho năng suất cao. Trên 1m3 nước có thể đạt năng suất 120-150 kg cá thương phẩm. Như vậy, trung bình một bè cá nhỏ cho sản lượng 30 tấn/vụ và bè cá lớn cho sản lượng 50-60 tấn/vụ.2 Khí hậu ấm áp quanh năm ở ĐBSCL cho phép có thể thả giống cá nuôi vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Thời gian nuôi mỗi vụ cá có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Sau vụ nuôi 8-10 tháng, cá tra có thể đạt cỡ 1-1,3kg còn cá basa có thể đạt cỡ 1,3-1,5kg/con. Chi phí sản xuất thấp là yếu tố quan trọng tạo ra sự gia tăng sản lượng cá nhanh chóng khi các cơ hội về thị trường được mở ra. Trong thời gian 5 năm trở lại đây, sản lượng cá tăng lên liên tục. Trong năm 2001, sản lượng cá tra và cá basa của các tỉnh ĐBSCL lên tới 120.000 tấn, tăng gấp 6 lần so với năm 1997. Từ hai tỉnh đầu nguồn là An Giang, Đồng Tháp, nghề nuô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc chiến Catfish Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ Fulbright Economics Teaching Program Case Study Catfish Fight Nghiên cứu tình huống Cuộc chiến Catfish Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ Vào 14h07 ngày 8 tháng 8 năm 2002 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ (hay 1h07 ngày 9/8/2002 theo giờ Hà Nội), một cuộc họp của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC – US International Trade Commission) được kết thúc, với tuyên bố: 'Dựa trên kết quả điều tra sơ khởi, ITC thấy ngành nuôi cá catfish của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi một số mặt hàng cá da trơn philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam'. Kết luận này được đưa ra sau 40 ngày từ lúc Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish Mỹ (CFA) đưa đơn kiện 53 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã bán phá giá các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh vào thị trường Mỹ, gây thiệt hại nặng cho các nhà nuôi cá catfish trong nước. Vòng đầu của cuộc chiến thương mại về bán phá giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các nhà nuôi cá catfish Mỹ thế là đã kết thúc. Vụ kiện sẽ được chuyển sang Bộ Thương mại Hoa Kỳ để tiến hành điều tra, xem xét việc các doanh nghiệp Việt Nam có thực sự bán phá giá cá tra, basa tại thị trường Mỹ hay không. Cuối tháng 7 năm 2003 sẽ là thời điểm ra phán quyết nếu vụ kiện tiếp tục kéo dài cho đến chặng cuối cùng. Và nếu phán quyết nghiêng về phía nguyên đơn thì cá basa, cá tra đông lạnh của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải chịu thuế chống phá giá với thuế suất có thể lên tới 190% so với mức 0% hiện nay. Đây là vụ kiện bán phá giá đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam. Tranh chấp xảy ra đúng vào giai đoạn triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt Mỹ (BTA) và thời gian Việt Nam chuẩn bị các điều kiện để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn thế nữa vụ kiện sẽ có tác động tới một hoạt động sản xuất đang đi lên với trên 200.000 lao động tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Chính vì tính chất nhảy cảm này mà vụ kiện đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của các nhà quản lý, kinh doanh và phương tiện thông tin đại chúng. Các trại nuôi và doanh nghiệp chế biến catfish lập luận rằng mục tiêu của họ là đảm bảo thương mại công bằng. Ngược lại, phía Việt Nam nêu lên tư tưởng bảo hộ sản xuất bằng rào cản thương mại của các nhà sản xuất Mỹ, vốn không chỉ xuất hiện trong vụ kiện bán phá giá mà thực ra là bắt đầu tư những tranh chấp liên quan đến tên gọi catfish. Bên cạnh việc phân tích tính pháp lý, còn có một loạt các vấn đề quan trọng khác xung quanh vụ cá basa catfish. Ở mức độ nào thì các quy định về nhãn hiệu, chống trợ giá xuất khẩu, chống bán phá giá, môi trường, lao động,… là những quy định hợp lý để đảm bảo thương mại bình đẳng và ở mức độ nào là các rào cản thương mại ẩn ngầm? Chủ nghĩa bảo hộ ở các nước phát triển đối với các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế mạnh như thế nào và nó có tác động gì tới chiến lược hội nhập kinh tế của Việt Nam? Đâu là những căn cứ để xác định Việt Nam hiện có kinh tế thị trường và điều này có tầm quan trọng thế nào trong các vụ tranh chấp thương mại về bán phá giá hay trợ giá? Vụ kiện sẽ khác đi thế nào nếu Việt Nam là thành viên của WTO?… Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên, chúng ta hãy đi theo dòng sự kiện. Nguyễn Xuân Thành 1 Fulbright Economics Teaching Program Case Study Catfish Fight Nuôi cá da trơn ở Đồng bằng sông Cửu Long Họ cá da trơn Pangasius tập trung ở một số nước Đông Nam Á, nơi hoạt động nuôi cá lồng, cá hầm trên sông, ao hồ hay đầm lầy theo quy mô nhỏ của nông dân ngày càng phát triển. Tại Việt Nam, cá da trơn được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phổ biến là cá tra và cá basa. Trước năm 1995, cá giống phụ thuộc vào nguồn vớt tự nhiên. Người nuôi cá phải mua cá con do ngư dân vớt trong mùa cá bột chảy theo sông Mê Công từ Lào và Campuchia. Chi phí cá giống lúc đó cao, mà nguồn cung cấp lại bấp bênh và tỷ lệ hao hụt cao do thay đổi môi trường sống. Công nghệ tạo giống được đầu tư phát triển và tháng 5 năm 1995 là lúc mẻ cá sinh sản nhân tạo đầu tiên thành công.1 Từ đó, con giống với số lượng lớn và chi phí thấp được cung cấp thường xuyên cho nông dân. Theo ước tính của các cơ sở sản xuất giống, chi phí con giống giảm 2/3 so với trước. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về công nghệ nuôi với việc đưa thức ăn công nghiệp vào cũng đã giúp rút ngắn thời gian nuôi và giảm thiểu được lượng thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Hoạt động nuôi cá tra, cá basa bắt đầu phát triển dưới hình thức bè cá và hầm cá, dọc hai bờ sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Nuôi cá bè, vốn được du nhập theo kinh nghiệm của ngư dân trên Hồ Tông-lê-sáp của Campuchia, nhanh chóng trở thành hình thức chủ yếu nuôi cá tra và basa. Huyện Châu Đốc của An Giang là nơi tập trung chủ yếu của các bè cá và cũng là nơi cung cấp cá giống chính yếu cho cả vùng. Điều kiện tự nhiên ở các địa phương này là yếu tố then chốt đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động nuôi cá bè. Lưu lượng nước sông lớn giúp nông dân có thể nuôi được cá với mật độ dày, cho năng suất cao. Trên 1m3 nước có thể đạt năng suất 120-150 kg cá thương phẩm. Như vậy, trung bình một bè cá nhỏ cho sản lượng 30 tấn/vụ và bè cá lớn cho sản lượng 50-60 tấn/vụ.2 Khí hậu ấm áp quanh năm ở ĐBSCL cho phép có thể thả giống cá nuôi vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Thời gian nuôi mỗi vụ cá có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Sau vụ nuôi 8-10 tháng, cá tra có thể đạt cỡ 1-1,3kg còn cá basa có thể đạt cỡ 1,3-1,5kg/con. Chi phí sản xuất thấp là yếu tố quan trọng tạo ra sự gia tăng sản lượng cá nhanh chóng khi các cơ hội về thị trường được mở ra. Trong thời gian 5 năm trở lại đây, sản lượng cá tăng lên liên tục. Trong năm 2001, sản lượng cá tra và cá basa của các tỉnh ĐBSCL lên tới 120.000 tấn, tăng gấp 6 lần so với năm 1997. Từ hai tỉnh đầu nguồn là An Giang, Đồng Tháp, nghề nuô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu tình huống thị trường Mỹ Xuất khẩu cá tra Cuộc chiến Catfish chiến kinh doanh kinh tế Việt Nam quản trị doanh nghiệp kinh tế tăng trưởngTài liệu có liên quan:
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 386 0 0 -
129 trang 361 0 0
-
38 trang 286 0 0
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 266 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 256 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 249 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 240 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 239 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 237 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 232 1 0