Danh mục tài liệu

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Khơ-me ở vùng Bảy Núi tỉnh An Giang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 575.84 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Khơ-me là rất cần thiết, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đồng thời góp phần trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Khơ-me ở vùng Bảy Núi tỉnh An Giang. TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ-ME Ở VÙNG BẢY NÚI TỈNH AN GIANG Đặng Minh Quân, Trần Ngọc Thuận Trường Đại học Cần Thơ Bảy Núi là tên gọi chung của vùng đồi núi phía Tây Nam, thuộc địa giới hành chính của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, lại có địa hình đa dạng (đồi núi và đồng bằng) nên có hệ thực vật rất đa dạng, trong đó có nhiều loài cây dược liệu. Theo Nguyễn Đức Thắng (2003), thảm thực vật rừng ở An Giang có 815 loài thuộc 501 chi của 145 họ, trong đó có 415 loài cây có thể dùng làm thuốc. Bảy Núi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống như người Khơ-me, người Chăm, người Hoa,… trong đó, người Khơ-me là đông nhất, chiếm khoảng 30% dân số của vùng (Lê Thông và cs., 2006). Từ lâu đời, người Khơ-me đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây cỏ, cùng với mạng lưới các cơ sở của Hội Y học dân tộc và Hội chữ thập đỏ, việc sử dụng cây cỏ làm thuốc ngày càng được mở rộng. Ở vùng này, cây thuốc được thu hái không chỉ để trị bệnh tại nhà, tại địa phương mà còn cung cấp cho người dân các tỉnh lân cận và các công ty dược phẩm. Kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Khơ-me nơi đây rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về cây thuốc ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me sinh sống cũng như tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của họ. Chính vì vậy, việc điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Khơ-me là rất cần thiết, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đồng thời góp phần trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra cộng đồng: Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa các cây thuốc và các bài thuốc của đồng bào dân tộc Khơ-me được tiến hành theo các phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học của Gary J. Martin (2002), bao gồm: + Thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng người dân tộc Khơ-me (PRA) (theo Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant, 2009). Phương pháp này bao gồm cả điều tra, phỏng vấn những người dân tộc Khơ-me có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về sử dụng cây thuốc như: các lương y ở các nhà thuốc nam, những người đi thu hái thuốc, các thầy bốc thuốc nam ở các chùa, các hộ trồng và kinh doanh cây thuốc tại địa phương. + Phương pháp điều tra thực địa, thu mẫu và xử lý mẫu, đánh giá đa dạng tài nguyên cây thuốc theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). - Phương pháp phân tích mẫu, xác định tên khoa học của cây: Dựa trên phương pháp so sánh hình thái, kết hợp tra cứu tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm hoàng Hộ (1999 - 2000). Hiệu chỉnh tên loài theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân chủ biên (2003, 2005). Xác định cây làm thuốc, bộ phận sử dụng và phân chia nhóm bệnh dựa theo các tài liệu: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cs. (2003, 2006, 2011), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012) và từ sự phỏng vấn người dân dộc Khơ-me ở vùng nghiên cứu. Phân chia dạng sống của cây thuốc theo quyển “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2000). - Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc theo “Sách Đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật” (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. 1400. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đa dạng về các taxon thực vật làm thuốc Kết quả nghiên cứu thành phần loài cây thuốc tại 29 khu vực có người dân tộc Khơ-me sinh sống ở vùng Bảy Núi thuộc 24 xã và 05 thị trấn của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đã thống kê được 356 loài thuộc 270 chi của 101 họ trong 3 ngành thực vật. Sự phân bố của các taxon trong các ngành không đồng đều, đa số các taxon tập trung vào ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 96 họ chiếm 95,05% số họ, 264 chi chiếm 97,78% số chi, 350 loài chiếm 98,32% tổng số loài khảo sát được. Các ngành còn lại đều có các taxon ở mỗi bậc chiếm tỷ lệ dưới 3%. Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế vượt trội so với lớp Hành (Liliopsida). Chi tiết được trình bày trong bảng 1. Bảng 1 Sự phân bố của các taxon trong từng ngành thực vật làm thuốc Ngành, lớp Họ Chi Loài Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 1,98 3 1,11 3 0,84 Ngành Thông (Pinophyta) 3 2,97 3 1,11 3 0,84 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 96 95,05 264 97,78 350 98,32 - Lớp Ngọc lan (Manoliopsida) 75 74,26 215 79, 63 289 81,18 - Lớp Hành (Liliopsida) 21 20,79 49 18,15 61 17,14 Tổng 101 100 270 100 356 100 Về đa dạng loài ở bậc họ, kết quả nghiên cứu đã thống kê được: Có 41 họ chỉ có 1 loài, 35 họ có 2-4 loài, 17 họ có từ 5-9 l ...

Tài liệu có liên quan: