Đa dạng thực vật ngập mặn và ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn ở huyện Thạnh Phú và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 429.26 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đa dạng sinh học loài và đánh giá một số chỉ số đa dạng sinh học thực vật ngập mặn huyện Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Kết quả ghi nhận 43 loài cây ngập mặn thuộc 22 họ, trong đó 23 loài thực vật ngập mặn thực thụ ở Thạnh Phú, 17 loài cây ngập mặn thực thụ ở Bình Đại và 20 loài cây ngập mặn tham gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thực vật ngập mặn và ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn ở huyện Thạnh Phú và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Đa dạng thực vật ngập mặn và ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn ở huyện Thạnh Phú và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Trần Quốc Cường1*, Dương Hồng Sơn2, Lê Xuân Tuấn3 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; tqcuong@hunre.edu.vn 2 Viện Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; dhson.monre@gmail.com 3 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; tuan.mangrove@gmail.com *Tác giả liên hệ: tqcuong@hunre.edu.vn; Tel.: +84–949018686 Ban Biên tập nhận bài: 5/8/2023; Ngày phản biện xong: 23/9/2023; Ngày đăng bài: 25/10/2023 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đa dạng sinh học loài và đánh giá một số chỉ số đa dạng sinh học thực vật ngập mặn huyện Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Kết quả ghi nhận 43 loài cây ngập mặn thuộc 22 họ, trong đó 23 loài thực vật ngập mặn thực thụ ở Thạnh Phú, 17 loài cây ngập mặn thực thụ ở Bình Đại và 20 loài cây ngập mặn tham gia. Khu vực nghiên cứu có 5 nhóm dạng sống được xác định là thân cỏ, cây bụi, dây leo, gỗ nhỏ, gỗ lớn. Định lượng chỉ số đa dạng sinh học chỉ ra tính đa dạng thực vật rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu biến động với chỉ số H’ từ 0,51 đến 1,26. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn cũng được thảo luận. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng để xuất giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Thực vật ngập mặn; Chỉ số đa dạng sinh học; Thạnh Phú; Bình Đại. 1. Mở đầu Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” hấp thụ khí CO2 ứng phó với ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu như hiện nay. Hệ sinh thái rừng ngập mặn còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, có năng suất sinh học cao, nơi cung cấp thức ăn, nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động thực vật [1–4]. Nghiên cứu, đánh giá vai trò đa dạng của thực vật ngập mặn, ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật rừng ngập mặn cũng được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện, kết quả cho thấy nước biển dâng ảnh hưởng đến phân bố của các loài cây ngập mặn [5–6]. Thảm thực vật ngập mặn có vai trò là “bức tường xanh”, hạn chế thiệt hại gió bão, phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất bãi bồi, mở rộng sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rừng ngập mặn tỉnh Bến Tre có chiều rộng đai rừng trung bình từ 50 đến 2000 m và chủ yếu tập trung 3 huyện ven biển (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú). Vùng rừng ngập mặn huyện Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến Tre có diện tích khoảng hơn 3 ngàn ha, trong đó huyện Thanh Phú có diện tích đất có rừng là 1.981 ha, huyện Bình Đại có 1.385ha [7]. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, nơi ươm nuôi nhiều loài hải sản có giá trị như nghêu, sò, ba khía, tôm…và gắn liền với sinh kế của người dân ven biển nhờ các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại. Tuy nhiên, vùng rừng ngập mặn nơi đây có xu hướng suy giảm do tác động của tự nhiên và con người. Hiện nghiên cứu liên quan đến đa dang thực vật ngập mặn khu vực huyện Bình Đại và Thạnh Phú chưa Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 754, 71-78; doi:10.36335/VNJHM.2023(754).71-78 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 754, 71-78; doi:10.36335/VNJHM.2023(754).71-78 72 nhiều. hầu hết các nghiên cứu tập trung vào cấu trúc thảm thực vật ngập mặn ở Thạnh Phú với các quần xã Rhizophora apiculata, R. mucronata, Sonneratia caseolaris, Avicenia allba và S. caseolaris [8]. Hơn nữa, số liệu về đa dạng sinh học, đa dạng về thành phần loài cây ngập mặn thực thụ và loài cây tham gia còn chưa đầy đủ, do đó nghiên cứu này tập trung vào đa dạng thành phần loài cây ngập mặn, đa dạng cấu trúc. Kết quả nghiên cứu góp phần vào công tác quan trắc, quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn vùng ven biển, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong 3 đợt khảo sát vào tháng 8 năm 2018, tháng 7 năm 2020 và tháng 8 năm 2023. Tại vùng rừng ngập mặn Bình Đại và Thạnh Phú thiết kế ngẫu nhiên mỗi khu vực 4 mặt cắt, mỗi mặt cắt có chiều rộng 20m qua quần xã thực vật ngập mặn đặc trưng, mỗi mặt cắt thiết lập từ 3-4 ô tiêu chuẩn (OTC) tùy theo điều kiện thực tế, mỗi OTC có kích thước 10mx10m tại các vị trí đại diện (Hình 1). Kết hợp điều tra theo tuyến và điều tra theo OTC để thu thập các số liệu về thành phần loài, mật độ các loài thực vật ngập mặn. Tên loài thực vật ngập mặn và dạng sống được xác định trực tiếp ngoài thực địa và sử dụng tài liệu tham khảo [4, 9–15]. Trong nghiên cứu, thực vật rừng ngập mặn được phân OTC thành thực vật ngập mặn thực thụ, cây ngập mặn chủ yếu và thực vật tham gia rừng ngập mặn. Hình 1. Sơ đồ vị trí mặt cắt và OTC nghiên cứu điều tra. Chỉ số Shannon-Wiener (H’), Simpson (1-λ’) [16], được xác định qua phân tích số liệu và sử dụng phần mềm PAST Diversity để tính các chỉ số đa dạng sinh học. Chỉ số đa dạng (H’) là phép thống kê có sự tổ hợp của cả 2 yếu tố là thành phần số lượng loài và khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chỉ số H’ không phải chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà cả số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chỉ số H’ được tính toán bằng công thức: S n n H' = −i=1 i log 2 i (1) N N Trong đó H’ là chỉ số đa dạng loài hay chỉ số Shannon-Wiener; ni là số lượng cá thể của loài thứ i và N là tổng số số lượng cá thể của tấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thực vật ngập mặn và ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn ở huyện Thạnh Phú và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Đa dạng thực vật ngập mặn và ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn ở huyện Thạnh Phú và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Trần Quốc Cường1*, Dương Hồng Sơn2, Lê Xuân Tuấn3 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; tqcuong@hunre.edu.vn 2 Viện Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; dhson.monre@gmail.com 3 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; tuan.mangrove@gmail.com *Tác giả liên hệ: tqcuong@hunre.edu.vn; Tel.: +84–949018686 Ban Biên tập nhận bài: 5/8/2023; Ngày phản biện xong: 23/9/2023; Ngày đăng bài: 25/10/2023 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đa dạng sinh học loài và đánh giá một số chỉ số đa dạng sinh học thực vật ngập mặn huyện Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Kết quả ghi nhận 43 loài cây ngập mặn thuộc 22 họ, trong đó 23 loài thực vật ngập mặn thực thụ ở Thạnh Phú, 17 loài cây ngập mặn thực thụ ở Bình Đại và 20 loài cây ngập mặn tham gia. Khu vực nghiên cứu có 5 nhóm dạng sống được xác định là thân cỏ, cây bụi, dây leo, gỗ nhỏ, gỗ lớn. Định lượng chỉ số đa dạng sinh học chỉ ra tính đa dạng thực vật rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu biến động với chỉ số H’ từ 0,51 đến 1,26. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn cũng được thảo luận. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng để xuất giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Thực vật ngập mặn; Chỉ số đa dạng sinh học; Thạnh Phú; Bình Đại. 1. Mở đầu Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” hấp thụ khí CO2 ứng phó với ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu như hiện nay. Hệ sinh thái rừng ngập mặn còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, có năng suất sinh học cao, nơi cung cấp thức ăn, nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động thực vật [1–4]. Nghiên cứu, đánh giá vai trò đa dạng của thực vật ngập mặn, ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật rừng ngập mặn cũng được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện, kết quả cho thấy nước biển dâng ảnh hưởng đến phân bố của các loài cây ngập mặn [5–6]. Thảm thực vật ngập mặn có vai trò là “bức tường xanh”, hạn chế thiệt hại gió bão, phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất bãi bồi, mở rộng sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rừng ngập mặn tỉnh Bến Tre có chiều rộng đai rừng trung bình từ 50 đến 2000 m và chủ yếu tập trung 3 huyện ven biển (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú). Vùng rừng ngập mặn huyện Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến Tre có diện tích khoảng hơn 3 ngàn ha, trong đó huyện Thanh Phú có diện tích đất có rừng là 1.981 ha, huyện Bình Đại có 1.385ha [7]. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, nơi ươm nuôi nhiều loài hải sản có giá trị như nghêu, sò, ba khía, tôm…và gắn liền với sinh kế của người dân ven biển nhờ các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại. Tuy nhiên, vùng rừng ngập mặn nơi đây có xu hướng suy giảm do tác động của tự nhiên và con người. Hiện nghiên cứu liên quan đến đa dang thực vật ngập mặn khu vực huyện Bình Đại và Thạnh Phú chưa Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 754, 71-78; doi:10.36335/VNJHM.2023(754).71-78 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 754, 71-78; doi:10.36335/VNJHM.2023(754).71-78 72 nhiều. hầu hết các nghiên cứu tập trung vào cấu trúc thảm thực vật ngập mặn ở Thạnh Phú với các quần xã Rhizophora apiculata, R. mucronata, Sonneratia caseolaris, Avicenia allba và S. caseolaris [8]. Hơn nữa, số liệu về đa dạng sinh học, đa dạng về thành phần loài cây ngập mặn thực thụ và loài cây tham gia còn chưa đầy đủ, do đó nghiên cứu này tập trung vào đa dạng thành phần loài cây ngập mặn, đa dạng cấu trúc. Kết quả nghiên cứu góp phần vào công tác quan trắc, quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn vùng ven biển, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong 3 đợt khảo sát vào tháng 8 năm 2018, tháng 7 năm 2020 và tháng 8 năm 2023. Tại vùng rừng ngập mặn Bình Đại và Thạnh Phú thiết kế ngẫu nhiên mỗi khu vực 4 mặt cắt, mỗi mặt cắt có chiều rộng 20m qua quần xã thực vật ngập mặn đặc trưng, mỗi mặt cắt thiết lập từ 3-4 ô tiêu chuẩn (OTC) tùy theo điều kiện thực tế, mỗi OTC có kích thước 10mx10m tại các vị trí đại diện (Hình 1). Kết hợp điều tra theo tuyến và điều tra theo OTC để thu thập các số liệu về thành phần loài, mật độ các loài thực vật ngập mặn. Tên loài thực vật ngập mặn và dạng sống được xác định trực tiếp ngoài thực địa và sử dụng tài liệu tham khảo [4, 9–15]. Trong nghiên cứu, thực vật rừng ngập mặn được phân OTC thành thực vật ngập mặn thực thụ, cây ngập mặn chủ yếu và thực vật tham gia rừng ngập mặn. Hình 1. Sơ đồ vị trí mặt cắt và OTC nghiên cứu điều tra. Chỉ số Shannon-Wiener (H’), Simpson (1-λ’) [16], được xác định qua phân tích số liệu và sử dụng phần mềm PAST Diversity để tính các chỉ số đa dạng sinh học. Chỉ số đa dạng (H’) là phép thống kê có sự tổ hợp của cả 2 yếu tố là thành phần số lượng loài và khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chỉ số H’ không phải chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà cả số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chỉ số H’ được tính toán bằng công thức: S n n H' = −i=1 i log 2 i (1) N N Trong đó H’ là chỉ số đa dạng loài hay chỉ số Shannon-Wiener; ni là số lượng cá thể của loài thứ i và N là tổng số số lượng cá thể của tấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khí tượng thủy văn Thực vật ngập mặn Chỉ số đa dạng sinh học Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phục hồi rừng ngập mặnTài liệu có liên quan:
-
Thực trạng và giải pháp trong phân cấp hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
12 trang 285 0 0 -
17 trang 260 0 0
-
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên và ứng dụng trong khí tượng thủy văn: Phần 1
103 trang 208 0 0 -
84 trang 168 1 0
-
Đề tài Nghiên cứu xác định front trong toàn khu vực biển Đông
74 trang 158 0 0 -
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
88 trang 154 0 0 -
11 trang 138 0 0
-
Báo cáo: Luận chứng kinh tế kỹ thuật-Điều kiện tự nhiên các địa điểm
99 trang 125 0 0 -
Nghiên cứu chế độ mưa, nhiệt tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ dữ liệu vệ tinh
10 trang 115 0 0 -
12 trang 109 0 0