
ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 2: Cội nguồn của những âm thanh bất tận
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 2: Cội nguồn của những âm thanh bất tận ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 2: Cội nguồn của những âm thanh bất tậnCác bề mặt cao nguyên xếp tầng có độ chênh cao tới 500m tạo ra các bước hụtcho các sông, suối mỗi khi chuyển từ mặt cao nguyên xuống mặt cao nguyên thấphơin. Dòng nước không còn ở tình trạng chảy nữa mà rơi từ mặt bằng trên xuốngmặt bằng dưới, tạo nên những thác nước hoạt động triền miên cùng năm tháng lantruyền trong không trung tiếng ầm ì mênh mang như âm hưởng của hồn thiêng đấtnước. Vì vậy trên đoạn đường lên dốc, nhìn qua ô cửa kính, du khách không chỉthấy một thác nước mà sẽ bắt gặp cả một chùm thác liên tiếp nhau, mỗi thác cómột vẻ kỳ ảo khác nhau, lúc náu mình trong lùm cây xanh, lúc lại xuất hiện lónglánh như những con rắn bạc đang trườn mình xuống núi. Những người yêu thiênnhiên, thích ngắm phong cảnh đẹp, các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ, họa sĩ, nhấtlà các nhà nhiếp ảnh hầu như không ai đành bỏ qua những ngọn thác, những chùmthác, nét trang điểm đặc sắc của Tây Nguyên nói chung, của Đà Lạt nói riêng. Đólà những sản phẩm đặc biệt của vùng núi và cao nguyên xếp tầng.Nét độc đáo của Đà Lạt là thác nước xuất hiện ngay ở trung tâm thành phố. Mộtdòng suối nhỏ với cái tên rất thơ mộng là suối Cam Ly vận chuyển nước hồ XuânHương lượn lờ uốn khúc qua nhiều khu phố, như một dải lụa xanh mềm mại, tôđiểm cho Đà Lạt thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng. Cách hồ chừng 2 km về phía tâydòng suối đang chảy êm đềm bỗng vấp phải những khối đá hoa cương lì lợm,bướng bỉnh chặn ngang lối đi, nó lồng lên giận dữ, chia nước thành nhiều dòngnhỏ, dồn sức chảy xoáy vàp các khe đá nứt, vượt trào qua các khối đá chặn đường,quyết tìm ra lối đi mới cho mình. Do lượng nước nhỏ, lực phá hủy và vận chuyểnyếu dòng suối không đủ sức phá băng các khối đá rắn chắc, nhưng với sức bền bỉkhông biết mệt mỏi, dòng nước đã ngày đêm mài giũa làm cho các khối đá tronglòng suối dần dần trở nên tròn trịa, không còn giữ được cái bộ mặt gai góc, sắccạnh lúc ban đầu. Rồi, với tư thế chiến thắng, dòng nước reo vui, nhảy nhót tungbọt trắng xóa, ào ào trút xuống tầng đá mềm bên dưới, để rồi sau đó lại êm ả trôitrên mặt bằng mới.Thác Cam Ly không gây ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên mà còn phối hợphài hòa với những tạo tác tuyệt mỹ của con người, hình thành một khu công viênđầy thơ mộng. Phần đông du khách đều say sưa chiêm ngưỡng những công trìnhkiến trúc tráng lệ, những đình, miếu mạo, những chiếc cầu nho nhỏ xinh xinh đượcđặt vào đúng chỗ mà cảnh sắc thiên nhiên còn khiếm khuyết làm cho các côngtrình nhân tạo đượm màu sắc huyền ảo, hư hư thực thực. Cũng có những du kháchưa ngồi lặng lẽ hàng giờ trên các mỏm đá nhẵn bóng của thác Cam Ly, thả cặp mắtmơ màng, tìm kiếm những nhánh hoa tím mảnh mai mọc cheo leo trên vách thác,suy tưởng về một mối liên hệ nào đó giữa những cánh hoa rừng và những dòngnước ồn ào chảy xiết. Và, phải chăng chính vì mối liên hệ đó mà những nhánh hoakia đã mang cái tên kỳ lạ Xin đừng quên tôi !. Đến đây xin các bạn đừng vội nônnóng, các bạn hãy cứ suy nghĩ theo cách nghĩ riêng mình để tìm ra lời giải thích vềcái tên loài hoa mang tình người này.Tất nhiên sự hiện diện của một ngọn thác nh ư thác Cam Ly ngay tại trung tâmthành phố Đà Lạt, nghĩa là trên mặt bằng của bình sơn là một trường hợp hiếmthấy và chắc chắn không thể là một ngọn thác cao. Muốn thấy các thác nước lớnphải tìm ở bộ phận sườn của các cao nguyên, nghĩa là ở nơi sông suối đổ từ một bềmặt tương đối bằng phẳng ở trên cao xuống các bề mặt ở bên dưới theo các sườndốc đứng. Trong những trường hợp này thuật ngữ thác nước mới được sử dụngđúng nghĩa, vì ở các thác nước dòng nước không còn phải là chảy mà là rơixuống, đổ xuống, trút xuống.Nếu bạn chưa thỏa mãn về vẻ hùng vĩ tự nhiên của thác Cam Ly thì mời bạn hãyđi quá khỏi trung tâm Đà Lạt chừng mươi cây số, thăm các vùng ngoại ô của ĐàLạt chắc chắn bạn sẽ phải nhiều lần trầm trồ và sẽ không còn băn khoăn gì nữa vớinhững tên gọi Đà Lạt là thành phố rau, thành phố của hoa thơm quả ngọt. Khinghe vang vang trong không trung tiếng ì ầm, mênh mang, phân biệt với tiếngthông reo vi vút, xin bạn hãy cố dấn thêm một ít bước nữa bạn sẽ phát hiện ra cộinguồn của thứ âm thanh bất tận sẽ phát hiện ra cội nguồn của thứ âm thanh bất tậnrất quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên. Đó là các ngọn thác, tạo tác của thiênnhiên vĩ đại.Chẳng hạn, đi về phía tây bắc, cách trung tâm thành phố chừng 15 km sẽ gặp thácAngkroet cao 18 m, do con sông Đa Dung đổ từ cao nguyên Lâm Viên xuống đểhối hả về xuôi, tiếp nước cho sông Đồng Nai. Dáng vóc của thác Angkroet vẫnchưa gây cho con người cảm giác sợ hãi về sự giận dữ của tự nhiên, nhưng cũngđã đủ để tạo ra xúc cảm về núi sông hùng vĩ. Cũng có người lại ca ngợi thácAngkroet là bức tranh sơn thủy hữu tình...Nếu bạn có thú ngắm thác, say thác nhưng còn chưa toại nguyện về sự phong phúcủa các thác nước trên bình sơn Đà Lạt thì xin m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
du lịch việt nam khu du lich môi trường việt nam các địa danh nổi tiếng của việt nam thị trường du lịch thiên đường du lịchTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 332 2 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 160 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Pháp luật du lịch
3 trang 130 0 0 -
10 trang 124 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 107 0 0 -
Công cụ kinh tế - Quản lý môi trường: Phần 1
158 trang 90 0 0 -
186 trang 74 1 0
-
15 trang 66 0 0
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 66 0 0 -
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 64 0 0 -
100 trang 63 1 0
-
5 trang 57 0 0
-
Phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
5 trang 54 0 0 -
Giáo trình Thị trường du lịch: Phần 1 - PTS. Nguyễn Văn Lưu
115 trang 52 0 0 -
Thiết chế quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam
5 trang 51 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 50 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ
31 trang 49 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 47 0 0 -
146 trang 45 0 0
-
Đánh giá hoạt động trang thương mại điện tử của Euro Travel
4 trang 42 0 0