Danh mục tài liệu

ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 5: Vường Bích câu và những loài hoa quý

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.33 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 5: Vường Bích câu và những loài hoa quýMen theo bờ hồ Xuân Hương đi dọc đường Trần Quốc Tuấn, vượt qua chiếc cầu, từ đó nước hồ chảy vào suối Cam Ly, vòng bên phải lần theo đường Nguyễn Thái Học và tiếp đó là đường Bà Huyện Thanh Quan, đi miết lên phía bắc, vườn Bích Câu nằm cạnh một con suối nhỏ kẹp giữa hai ngọn đồi. Một bên là đồi Sân Cù, cao 1.508 mét và bên kia, ngọn đồi khác cao 1.503 mét. Trên đồi lúp xúp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 5: Vường Bích câu và những loài hoa quý ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH Phần 5: Vường Bích câu và những loài hoa quýMen theo bờ hồ Xuân Hương đi dọc đường Trần Quốc Tuấn, vượt qua chiếc cầu,từ đó nước hồ chảy vào suối Cam Ly, vòng bên phải lần theo đường Nguyễn TháiHọc và tiếp đó là đường Bà Huyện Thanh Quan, đi miết lên phía bắc, vườn BíchCâu nằm cạnh một con suối nhỏ kẹp giữa hai ngọn đồi. Một bên là đồi Sân Cù,cao 1.508 mét và bên kia, ngọn đồi khác cao 1.503 mét. Trên đồi lúp xúp nhữnglùm cây nhỏ xen một vài khóm thông thưa và đây đó những mảng rừng xanh cònsót lại. Vườn Bích Câu nằm chênh chếch ở chân đồi, nơi có con suối nhỏ đổ vàohồ.Vườn không rộng lắm nhưng có bao nhiêu là hoa đẹp. Bước vào công viên, dọchai bên lối đi là những luống hoa Tú Cầu. Nó còn những tên gọi khác nôm nanhưng nghe rất hấp dẫn: hoa Bút Tiên, hoa Mâm xôi đang mùa nở rộ. Loài hoa,luôn thay đổi màu sắc có bông rất to. Mỗi bông là cả một chùm hoa lớn đến nỗichiếc cành trở thành quá mảnh mai cứ chao đảo hoài trước mỗi làn gió thoảng.Dưới ánh sớm ban mai, những cụm hoa chen chúc làm sáng cả một mẩu vườntrông cứ như những nạm ngọc long lanh muôn ngàn tia sáng hồng, sắc tía. Tú cầuvừa rực rỡ muôn màu lại vừa mộc mạc đậm đà tràn đầy một sức sống tiềm tàngcủa nhựa đất, hương trời. Không phải chỉ có ở vườn Bích Câu mà Tú Cầu cònđược trồng ở nhiều nơi: trong mỗi vườn, tại các câu lạc bộ. Hoa trồng trong cácchậu cảnh đặt trước phòng khách của ủy ban, của Ty nông nghiệp, Chi cục thốngkê, khách sạn Đà Lạt, Palace, Duy Tân, Ngọc Lan v.v... Tú Cầu được trồng rấtnhiều ở trước nhà ga. Có lẽ không đâu bằng Đà Lạt, tú cầu được trồng rất nhiều vàđẹp đến thế!Men theo một lối đi nhỏ, qua khỏi những căn nhà xinh xinh, có lẽ là nhà đónkhách, núp bóng dưới rặng cây Hồng trà, một loại cây cảnh giống nh ư cây liễu lảlướt xõa làn tóc mềm mại buông dài gần chấm đất đung đưa trước gió. Chẳng hiểuvì đâu loại cây này lại được gọi là Hồng. Nom nó thật quá xa lạ với các loạiHồng mà ta thường gặp. Một dàn Mống rồng đầy hoa, chìa những cành vàng rựcphe phẩy như vẫy gọi như mời chào du khách đừng vì quá vội đến khu vườn chínhmà quên sự có mặt của chúng. Và lạ thay người nào đi qua cũng nâng khẽ cànhhoa đưa sát vào mũi thơm nhẹ đài hoa rồi khẽ khàng buông cành rảo bước. Nhìnhoa lòng tôi chạnh nhớ tới mấy câu trong bài thơ ? Hoa Mống rồng mùa thu? củaVõ Thanh An: Lại nhớ nhau khi mỗi lúc thu về Náo nức con đò Náo nức bờ đê Dòng nước xoáy cuốn theo bao bèo bọt Hoa Mống rồng chín ở đâu mà thơm như mít mật Hơn một lời thề hoa lại đến dâng hương...Trong vườn, những luống hoa dăng hàng thẳng tắp. Nào Trà Mi, Thông xà, nàoLồng đèn, Đỗ Quyên, nào Hồng, nào Cúc, Thược Dược, Lay- dơn, Xác pháo, Cốtmốt, Păng xê v.v.. Không sao kể xiết! Có những tên hoa nghe rất lạ: Britgit Bacdot, Vanda, Parisbii, Odorata, Côcơlicôv.v.. Côcơlicô mảnh mai óng ả, sắc hoavàng tươi nom rất đẹp mắt chỉ nhìn thấy hoa đã những muốn nâng niu. Còn hoaXu xi ở đây thì có đến mấy loại khác nhau. Có loại cánh đơn màu vàng nhạt, cóloại màu đậm hơn cánh kép. Có những loại vừa mới nhập vào ta từ đất nước xaxôi. Đến đây hoa hòa nhập ngay với cuộc sống tốt lành của cao nguyên, đang đuasắc cùng bao loài hoa khác. Mỗi luống là một dòng hoa tất cả đều vươn cành khoesắc. Thật khó có thể phân biệt được hoa nào đẹp hơn hoa nào. Tôi chợt nảy ra ýnghĩ so sánh và hỏi người bạn đi cùng:- Anh thích nhất loại hoa nào?- Bây giờ thì tôi chỉ thích có được bông Hồng vàng kia để tặng chị - Anh bạn tôinói đùa và đưa tay chỉ mấy khóm hồng phía trước. Cô bạn gái đi cạnh, nghe vậycũng góp vui: - còn em chỉ thích Hồng nhung, màu sắc của nó mới thắm rực làmsao. Tôi bỗng nhớ tới một câu phương ngôn không biết đọc được ở đâu ? Về sắcđẹp và khẩu vị không nên tranh cãi hơn thua?. Còn ở nước ta, Nguyễn Du cũng đãnói lời bất hủ ? Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?. Nghĩ vậy nên tôi bỏ ý địnhtìm hiểu xem hoa nào đẹp nhất. Quả vậy, tùy lứa tuổi và tùy tâm trạng ở mỗi lúcmỗi nơi mà người ta chọn để trao gởi cho nhau hoa này hay loài hoa khác. ở HàNội đã trở thành tục lệ, trong ngày cưới chú rể tặng cô dâu bó hoa Lay-dơn trắng.Khác với Hà Nội, ở Sài Gòn, Đà Lạt... cô dâu lại thích ôm bó Hồng bạch kết tuadài. Còn nếu như ở Hà Nội, các cụ coi việc sưu tầm hoa Phong Lan là niềm vuicủa tuổi già thì ngược lại ở Đà Lạt phần đông các cụ thích trồng và ngắm Địa Lan.Hoa Hồng biểu tượng của tình yêu và sắc đẹp được giới thanh niên ưa chuộng hơncả. Còn các cụ thích Cúc và Lan. Không biết tự bao giờ mà nhân dân ta từ nam lênbắc bắc đều dùng hoa Huệ phúng viếng ma chay. Trong các đền chùa cổ kính, trêncác bàn thờ tổ tiên bên cạnh bát hương, lư trầm bao giờ cũng có bó Huệ trắngtrong một màu thanh khiết, hương thơm dịu, hắt hiu, gợi niềm nhớ tiếc dến naolòng.Ở vườn Bích Câu, Thông xà, Trà mi trồng thành hàng. Hai loại cây này nghe đâuphải mất mười lăm, hai mươi năm mới cao được một, vài mé ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: