Đặc điểm các loài có giá trị làm thuốc thuộc chi Bạc thau (Argyreia lour.) ở Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 693.98 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày mô tả đặc điểm hình thái, cung cấp các thông tin về phân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa và giá trị sử dụng của 6 loài thuộc chi Bạc thau được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam. Sử dụng tổ hợp tên mới cho loài Bạc thau hoa đầu ở Việt Nam là Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm các loài có giá trị làm thuốc thuộc chi Bạc thau (Argyreia lour.) ở Việt NamBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00022 ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC THUỘC CHI BẠC THAU (Argyreia Lour.) Ở VIỆT NAM Trần Đức Bình1,*, Lê Ngọc Hân1, Doãn Hoàng Sơn1, Dương Thị Hoàn1, Nguyễn Thị Thanh Hương1,2, Vũ Anh Thương1, Nguyễn Thu Thủy3 Tóm tắt: Chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam có 18 loài, phân bố rải rác khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, cung cấp các thông tin về phân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa và giá trị sử dụng của 6 loài thuộc chi Bạc thau được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam. Sử dụng tổ hợp tên mới cho loài Bạc thau hoa đầu ở Việt Nam là Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr. Từ khóa: Argyreia, Convolvulaceae, họ Bìm bìm, làm thuốc.1. MỞ ĐẦU Chi Argyreia Lour. thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae Juss.) có khoảng 135 loài,phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á nhiệt đới (Staple G., 2018). Ở Việt Nam hiện có 18loài, trong đó có 3 loài làm thuốc (Nguyễn Thị Nhan và Dương Đức Huyến, 2003). TheoVõ Văn Chi (2012), chi Argyreia Lour. có 8 loài đã được ghi nhận làm thuốc, chủ yếuchữa các bệnh về dạ dày, băng huyết, các bệnh liên quan đến đường tiết niệu… Tuy nhiên,về mặt danh pháp của một số loài hiện có nhiều thay đổi, do vậy số lượng loài được ghinhận làm thuốc cần phải được nghiên cứu làm rõ. Để nhận biết và sử dụng các loài đượcchính xác, chúng tôi đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái và cung cấp các thông tin vềphân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa và giá trị sử dụng các loài thuộc chi Bạc thau đượcsử dụng làm thuốc ở Việt Nam.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các loài thuộc chi Bạc thau (Argyreia Lour.) có giá trị sửdụng làm thuốc ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các mẫu vật được điều tra thu thập trêncả nước và các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại các bảo tàng trong nước như Bảo tàng thựcvật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Bảo tàng thực vật, Trường Đại học Quốcgia Hà Nội (HNU), Viện Sinh học nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh (VNM),… Tổng số là 40 sốhiệu và 67 tiêu bản. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp so sánh hình thái để phân tích các mẫuvật, xây dựng và mô tả khóa phân loại so sánh phân biệt với các loài khác, từ đó sử dụng hìnhvẽ, tài liệu xác định tên khoa học các loài… theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007); điều tra kinh1Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam2Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam3Trung tâm nghiên cứu vật liệu sinh học Việt Nam- Hàn Quốc, Viện Khoa học Sinh học và Công nghệSinh học Hàn Quốc*Email: tranbinha4@gmail.com184 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMnghiệm và tri thức bản địa tại các nơi thu mẫu trong các chuyến đi thực địa (bộ phận thu hái,cách thu hái, cách sử dụng,…) theo phương pháp nghiên cứu của Gary J. Martin (2002).3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Đặc điểm nhận biết nhanh chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam Argyreia Lour. - Bạc thau Flour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 95, 134 Dây leo, hoặc bụi trườn, có nhựa mủ màu trắng đục. Lá đơn, nguyên, gốc lá tù, tròn đếnhình tim hoặc cụt. Cụm hoa nách lá, dạng xim; lá bắc sớm rụng hoặc vẫn tồn tại. Hoa to, sặcsỡ; lá đài dai, có lông mặt ngoài, mặt trong nhẵn, thường tồn tại cùng với quả; tràng tím, đỏ,nâu, hoặc trắng, hình chuông, hình phễu; ống tràng thường nguyên hay xẻ 5 thùy, mặt ngoàithường có lông tơ nhỏ; chỉ nhị nhẵn; nhụy không thò hay thò ra khỏi họng tràng, bầu 2 hoặc 4ô, vòi nhụy 1, như chỉ. Quả mọng, chín màu đỏ, nâu nhạt, nâu vàng, cam, hay đen. Hạt 4 hayít hơn, hình tròn hay cầu hoặc hình trứng, nhẵn hay có lông. Type: Argyreia obtusifolia Lour. Ở Việt Nam chi Argyreia Lour., ghi nhận có 6 loài có giá trị làm thuốc. So với côngtrình của Võ Văn Chi (2012), số loài làm thuốc giảm đi 2 loài do loài Bạc thau lá nhọn(Argyreia acuta Lour) trở thành tên đồng nghĩa của loài Bạc thau lá tù (Argyreiaobtusifolia Lour.) và loài Bạc thau Seguini (Argyreia seguinii Vaniot ex H.Lév) trở thành tênđồng nghĩa của loài Bạc thau Pierre (Argyreia pierreana Bois). Ngoài ra, loài Bạc thauMalabar (Argyreia malabarica (L.) Choisy) chuyển thành synonym của loài (Hewittiamalabarica (L.) Suresh in D. H. Nicolson) nên không đề cập đến trong bài báo này.3.2. Đặc điểm của các loài thuộc chi Bạc thau được ghi nhận làm thuốc1. Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr. - Thảo bạc hoa đầu Ooststr., 1972. Fl. Males. ser. 1, 6: 941. - Convolvulus capitiformis Poir. 1814. - Argyreia capitata (Vahl) Chois ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm các loài có giá trị làm thuốc thuộc chi Bạc thau (Argyreia lour.) ở Việt NamBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00022 ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC THUỘC CHI BẠC THAU (Argyreia Lour.) Ở VIỆT NAM Trần Đức Bình1,*, Lê Ngọc Hân1, Doãn Hoàng Sơn1, Dương Thị Hoàn1, Nguyễn Thị Thanh Hương1,2, Vũ Anh Thương1, Nguyễn Thu Thủy3 Tóm tắt: Chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam có 18 loài, phân bố rải rác khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, cung cấp các thông tin về phân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa và giá trị sử dụng của 6 loài thuộc chi Bạc thau được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam. Sử dụng tổ hợp tên mới cho loài Bạc thau hoa đầu ở Việt Nam là Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr. Từ khóa: Argyreia, Convolvulaceae, họ Bìm bìm, làm thuốc.1. MỞ ĐẦU Chi Argyreia Lour. thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae Juss.) có khoảng 135 loài,phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á nhiệt đới (Staple G., 2018). Ở Việt Nam hiện có 18loài, trong đó có 3 loài làm thuốc (Nguyễn Thị Nhan và Dương Đức Huyến, 2003). TheoVõ Văn Chi (2012), chi Argyreia Lour. có 8 loài đã được ghi nhận làm thuốc, chủ yếuchữa các bệnh về dạ dày, băng huyết, các bệnh liên quan đến đường tiết niệu… Tuy nhiên,về mặt danh pháp của một số loài hiện có nhiều thay đổi, do vậy số lượng loài được ghinhận làm thuốc cần phải được nghiên cứu làm rõ. Để nhận biết và sử dụng các loài đượcchính xác, chúng tôi đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái và cung cấp các thông tin vềphân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa và giá trị sử dụng các loài thuộc chi Bạc thau đượcsử dụng làm thuốc ở Việt Nam.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các loài thuộc chi Bạc thau (Argyreia Lour.) có giá trị sửdụng làm thuốc ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các mẫu vật được điều tra thu thập trêncả nước và các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại các bảo tàng trong nước như Bảo tàng thựcvật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Bảo tàng thực vật, Trường Đại học Quốcgia Hà Nội (HNU), Viện Sinh học nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh (VNM),… Tổng số là 40 sốhiệu và 67 tiêu bản. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp so sánh hình thái để phân tích các mẫuvật, xây dựng và mô tả khóa phân loại so sánh phân biệt với các loài khác, từ đó sử dụng hìnhvẽ, tài liệu xác định tên khoa học các loài… theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007); điều tra kinh1Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam2Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam3Trung tâm nghiên cứu vật liệu sinh học Việt Nam- Hàn Quốc, Viện Khoa học Sinh học và Công nghệSinh học Hàn Quốc*Email: tranbinha4@gmail.com184 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMnghiệm và tri thức bản địa tại các nơi thu mẫu trong các chuyến đi thực địa (bộ phận thu hái,cách thu hái, cách sử dụng,…) theo phương pháp nghiên cứu của Gary J. Martin (2002).3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Đặc điểm nhận biết nhanh chi Bạc thau (Argyreia Lour.) ở Việt Nam Argyreia Lour. - Bạc thau Flour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 95, 134 Dây leo, hoặc bụi trườn, có nhựa mủ màu trắng đục. Lá đơn, nguyên, gốc lá tù, tròn đếnhình tim hoặc cụt. Cụm hoa nách lá, dạng xim; lá bắc sớm rụng hoặc vẫn tồn tại. Hoa to, sặcsỡ; lá đài dai, có lông mặt ngoài, mặt trong nhẵn, thường tồn tại cùng với quả; tràng tím, đỏ,nâu, hoặc trắng, hình chuông, hình phễu; ống tràng thường nguyên hay xẻ 5 thùy, mặt ngoàithường có lông tơ nhỏ; chỉ nhị nhẵn; nhụy không thò hay thò ra khỏi họng tràng, bầu 2 hoặc 4ô, vòi nhụy 1, như chỉ. Quả mọng, chín màu đỏ, nâu nhạt, nâu vàng, cam, hay đen. Hạt 4 hayít hơn, hình tròn hay cầu hoặc hình trứng, nhẵn hay có lông. Type: Argyreia obtusifolia Lour. Ở Việt Nam chi Argyreia Lour., ghi nhận có 6 loài có giá trị làm thuốc. So với côngtrình của Võ Văn Chi (2012), số loài làm thuốc giảm đi 2 loài do loài Bạc thau lá nhọn(Argyreia acuta Lour) trở thành tên đồng nghĩa của loài Bạc thau lá tù (Argyreiaobtusifolia Lour.) và loài Bạc thau Seguini (Argyreia seguinii Vaniot ex H.Lév) trở thành tênđồng nghĩa của loài Bạc thau Pierre (Argyreia pierreana Bois). Ngoài ra, loài Bạc thauMalabar (Argyreia malabarica (L.) Choisy) chuyển thành synonym của loài (Hewittiamalabarica (L.) Suresh in D. H. Nicolson) nên không đề cập đến trong bài báo này.3.2. Đặc điểm của các loài thuộc chi Bạc thau được ghi nhận làm thuốc1. Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr. - Thảo bạc hoa đầu Ooststr., 1972. Fl. Males. ser. 1, 6: 941. - Convolvulus capitiformis Poir. 1814. - Argyreia capitata (Vahl) Chois ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Họ Bìm bìm Giá trị làm thuốc thuộc chi Bạc thau Argyreia lour. Loài Bạc thau hoa đầu Bạc thau lá tùTài liệu có liên quan:
-
8 trang 21 0 0
-
6 trang 9 0 0
-
7 trang 8 0 0
-
111 trang 7 0 0