Danh mục tài liệu

Đặc điểm chất lượng và định hướng sử dụng khoáng sản kyanit và tourmalin đi cùng trong đá phiến mica ở hoàng Su Phì, Hà Giang

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 945.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đặc điểm chất lượng và định hướng sử dụng khoáng sản kyanit và tourmalin đi cùng trong đá phiến mica ở hoàng Su Phì, Hà Giang cung cấp thông tin về đặc điểm, tổ hợp cộng sinh khoáng vật của kyanit và khả năng sử dụng của kyanit và tourmalin trong khu vực nghiên cứu nhằm định hướng công tác đánh giá tiềm năng và tìm kiếm khoáng sản đá quý, nguyên liệu chịu lửa và xử lý môi trường trong vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm chất lượng và định hướng sử dụng khoáng sản kyanit và tourmalin đi cùng trong đá phiến mica ở hoàng Su Phì, Hà GiangKỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ VDoi: 10.15625/vap.2022.0195 ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNGVÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG KHOÁNGSẢN KYANIT VÀ TOURMALIN ĐI CÙNG TRONG ĐÁ PHIẾN MICA Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG Nguyễn Thị Minh Thuyết *, Bùi Văn Đông 0F Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội TÓM TẮT Kyanit là khoáng vật thuộc nhóm silicat nhôm có công thức đơn giản là Al2SiO5, thường xuất hiện trongđá pegmatit hoặc trầm tích biến chất giàu nhôm. Kyanit được khai thác và sử dụng phổ biến trên thế giớitrong công nghiệp gốm sứ, vật liệu chịu lửa hoặc làm đồ trang sức. Ở Việt Nam, kyanit trong pegmatit ởThạch Khoán, Phú Thọ đã được người dân khai thác làm đá cảnh và đá phong thủy. Cuối năm 2020, nhómtác giả đã phát hiện sự có mặt của khoáng vật kyanit tinh thể lớn, hàm lượng cao trong đá phiến mica ở khuvực Hoàng Su Phì, Hà Giang. Sử dụng các phương pháp phân tích huỳnh quang tia X (XRF), nhiễu xạ tia X(XRD), kính hiển vi phân cực, kính hiển vi ngọc học cho kết quả: kyanit đi cùng với tourmalin; kyanit cóhàm lượng cao lên tới trên 20 %, tinh thể có kích thước lớn (10x3x2 cm); hàm lượng Al2O3 thường thấp trongkhoảng 60,62 - 61,03 %, hàm lượng SiO2 trong khoảng 36,32 - 36,39 %, ngoài ra còn chứa các nguyên tạpchất khác như Ti, Mg, Fe, Na, Ca; Kyanit có màu trắng đục đến lam nhạt, chứa nhiều bao thể sẫm màu nhưbiotit, zircon, cát khai hoàn toàn phù hợp sử dụng với mục đích làm nguyên liệu chịu lửa. Tourmalin đi cùngvới kyanit, có hàm lượng tương đối cao, tinh thể kích thước lớn, có thể làm nguồn cung cấp vật liệutourmalin nano, loại vật liệu quan trọng giải phóng ra ion âm, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và xửlý ô nhiễm môi trường hữu cơ và kim loại nặng. Từ khóa: Kyanit, trầm tích biến chất, pegmatit. 1. MỞ ĐẦU Tinh thể kyanit (Al2SiO5) kết tinh trong hệ ba nghiêng, có màu từ lam nhạt đến lam đậm, màulục, hiếm hơn là màu vàng, màu hồng và được tìm thấy trong đá pegmatit, đá biến chất giàu nhôm(đá phiến, đá gneiss) [6]. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học đã chỉ ra trong thành phần củakyanit còn chứa một lượng nhỏ Cr, Fe, Mg, Ca, và K [13]. Theo Cục Địa chất Hoa Kỳ, kyanit đượcsử dụng chủ yếu trong vật liệu chịu lửa (ngành công nghiệp gang thép), ít hơn trong các sản phẩmmài mòn (động cơ và má phanh xe, đĩa mài, cắt), các sản phẩm gốm sứ cách điện, đồ gốm sứ, đồ vệsinh, sản xuất hóa chất, thủy tinh, sản phẩm đúc và khuôn đúc chính xác,... Ngoài ra, khi kyanit cómàu đẹp, độ tinh khiết tốt, kích thước đủ lớn thì sẽ được sử dụng làm đồ trang sức, đá trang trí hayđá phong thủy. Nguồn cung cấp khoáng sản kyanit trên thế giới đến từ các nước Áo, Italia, ThụyĐiển, Na Uy, Nga, Kenia, Brazil, Tanzania, Mỹ, trong đó, nguồn đá quý kyanit quan trọng đến từBrazil, Zimbabwe, Kenia, Botswana, Mozambique, Nepal, Tanzania và Tibet [5, 13]. Ở Việt Nam, kyanit trong pegmatit ở khu vực Thạch Khoán, Phú Thọ đã được khai thác làmđá cảnh đá phong thủy từ đầu những năm 2000. Khoảng giữa năm 2020, người dân tại khu vựcHoàng Su Phì, Hà Giang đã phát hiện, khai thác tinh thể kyanit để làm đá cảnh, nhưng họ lại lầmtưởng rằng đó là aquarmarin. Cuối năm 2020, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và xác định được* Tác giả liên hệ, địa chỉ email: nguyenthiminhthuyet@hus.edu.vn418 Đặc điểm chất lượng và định hướng sử dụng khoáng sản kyanit và tourmalin đi cùng…kyanit đi cùng với tourmalin nằm trong đá trầm tích biến chất (phiến mica) phân bố phổ biến tạiphần cao của khối Sông Chảy, khu vực Hoàng Su Phì, Hà Giang. Bài báo dưới đây cung cấp thông tin về đặc điểm, tổ hợp cộng sinh khoáng vật của kyanit và khảnăng sử dụng của kyanit và tourmalin trong khu vực nghiên cứu nhằm định hướng công tác đánh giátiềm năng và tìm kiếm khoáng sản đá quý, nguyên liệu chịu lửa và xử lý môi trường trong vùng. 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU Tinh thể kyanit và tourmalin đi cùng trong đá phiến mica phủ trên đá orthogneis của khốiSông Chảy tại khu vực Hoàng Su Phì, Hà Giang (Hình 1). Khối Sông Chảy nằm ở phía đông sôngHồng và kéo dài sang Trung Quốc, có hình dạng giống mái vòm, kéo dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam. Khối Sông Chảy được giới hạn bởi đứt gãy Sông Chảy ở phía Tây, Nam và thung lũngSông Lô ở phía Đông, Đông Nam [4, 11]. Cấu thành nên vòm Sông Chảy bao gồm các đá granit,orthogneis của phức hệ Sông Chảy. Khối Sông Chảy gây biến chất tạo thành ranh giới tiếp xúcnhiệt với các đá vây quanh mái vòm như: các đá phiến thạch anh mica, đá v ...