Danh mục tài liệu

Đặc điểm của một số giống trâu trên thế giới và Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.49 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật có vú (Malmalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis), giống trâu đầm lầy (Swamp buffalo). 1. NGUỒN GỐC VÀ THUẦN HÓA Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật có vú (Malmalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis), giống trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Trâu sống hoang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của một số giống trâu trên thế giới và Việt Nam Đặc điểm của một số giống trâu trên thế giới và Việt Nam Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật cóvú (Malmalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia),họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis), giốngtrâu đầm lầy (Swamp buffalo). 1. NGUỒN GỐC VÀ THUẦN HÓA Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật cóvú (Malmalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia),họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis), giốngtrâu đầm lầy (Swamp buffalo). Trâu sống hoang dã ở và. Con cháu của loài này cũng xuất hiện ở phíabắc. Trâu hoang dã hiện nay còn rất ít, hầu hết trong số chúng đã bị lai tạp.Thậm chí người ta còn sợ rằng hiện nay không còn loài trâu hoang dã trongtự nhiên. Không có tài liệu nào ghi chép lại chính xác sự thuần hóa của trâu bắtđầu từ khi nào, nhưng nhiều tác giả cho rằng trâu đã được thuần hóa cáchđây rất lâu, khoảng 5000-7000 năm trước. Theo các nhà nghiên cứu thì trâuđược thuần hoá sau bò. Ở châu Á, trâu được thuần dưỡng ở vùng sông Ấn và vùng Lưỡng Hà(Irắc) từ giữa thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên (khoảng 30 thế kỷtrước công nguyên). Trâu nhà được nuôi ở Trung Quốc từ 2000 năm trướccông nguyên và có lẽ được đưa từ phương Nam tới. Trâu đã có mặt ở thunglũng Jordan lần đầu tiên vào năm 723 sau công nguyên. Chắc chắn là chúngđược người Arập đưa từ vùng Lưỡng hà vào đây và có thể vào cả Ai Cập Người ta vẫn cho rằng, người Mông Cổ khi xâm lược châu Âuđã đưa trâu vào đây. Nhưng đúng hơn có lẽ chúng đã được những ngườitham gia thập tự chinh đem về. Vào cuối thế kỷ 13, một số lớn trâu đã đượcnuôi ở khu vực sông Đanuýp và vùng đầm lầy Pontin ở Italia. Trâu được thuần dưỡng là một vật nuôi rất quan trọng trong đời sốngngười dân một số vùng ở Châu Á. Chúng cho sức kéo, thịt và sữa. Ấn Độ lànước nuôi nhiều trâu nhất trên thế giới. Ở nước này người ta sử dụng sữa củatrâu thay cho sữa bò. Ở Việt Nam, những tài liệu khảo cổ đã chỉ rằng: người Việt cổ đã sớmthuần hóa trâu, bắt đầu từ hậu thời kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 4-4,5 ngànnăm để giúp nghề trồng lúa nước. 2. MỘT SỐ GIỐNG TRÂU TRÊN THẾ GIỚI Trâu hay còn gọi là trâu nước gồm hai loại: trâu sông (River buffalo)và trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Chúng có chung nguồn gốc từ trâu rừngnhưng khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể. Do quá trình chọn lọc và sửdụng mà ngoại hình và khả năng sản xuất của hai loại hình trâu có nhữngđặc điểm khác nhau. Trâu thường có màu xám, xám tro, đen hoặc đôi khi cómàu trắng, cơ thể nặng nề và tầm vóc chắc nịch, thân ngắn, bụng to vàthường được miêu tả là “bụng chum”. Trâu đầm lầy (Swamp buffalo) tập trung ở vùng Đông Nam Á, cónhiều nhất ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia,Philipine, Trung Quốc. Trâu đầm lầy ít được chọn lọc cải tiến, gần với trâurừng hơn: sừng thon, cong hình bán nguyệt, trán phẳng, hẹp, mắt lồi, mắtngắn, mồm rộng, thân ngắn, chân thấp, vai vạm vỡ, ngực rộng, bụng to,mông thấp, đuôi ngắn, móng xòe, vú bé thích hợp cho việc cày kéo. Trâuthường có màu xám đen hoặc sẫm hơn, đặc biệt chúng có 2 bợt lông màunhạt: một ở dưới hàm, một ở dưới ngực. Trâu đầm lầy có thời gian chửa dàihơn trâu sông. Trâu được sử dụng chủ yếu để cày kéo, do ít được chọn lọcvà cải tạo đến nay không phân thành nhiều giống như trâu sữa. Tuy nhiên,do trâu được nuôi ở những vùng khác nhau nên có những tên gọi địa phươngkhác nhau như: trâu Ngố, trâu Gié ở Việt Nam; trâu Carabo ở Phipipin; trâuKrbau ở Malaysia… Trâu sông (River buffalo Carabao) được chọn lọc cải tạo qua thời giandài theo hướng sản xuất sữa, có mặt dài và thân dài thon hơn trâu đầm lầy,sừng ngắn, cong về phía dưới, ra sau rồi cong xoắn lên phía trên, khungxương sâu, rộng, chân cao và mập, đuôi dài, bầu vú phát triển, các núm vú tođược sắp xếp cân đối thích hợp cho việc khai thác sữa. Trâu sông có da lôngđen và bóng hơn trâu đầm lầy. Trâu sông tập trung ở Tây Á, sử dụng chủyếu để khai thác sữa, do được chọn lọc và cải tạo nhiều nên hình thành nhiềugiống riêng biệt với các loại hình khác nhau, và nhìn chun có khả năng sảnxuất thịt sữa cao. Đến nay, ở Ấn Độ và Pakistan người ta ước tính có tới 18giống trâu sông khác nhau và được xếp vào 5 nhóm giống chính là: - Nhóm trâu Murrah: có các giống Murrah, Nili-Ravi và Kundi. - Nhóm trâu Gujarak có các giống Surti, Mehsana và Jafarabadi. - Nhóm trâu Uttar Pradesh có các giống Bhadawari và Tarai. - Nhóm trâu vùng Trung Ấn có các giống là Nagpuri, Pandharpuri,Manda, Jerangi, Kalahandi và Sambalpur. - Nhóm trâu vùng Nam Ấn có các giống Toda và Nam Kanara. Hai nhóm trâu châu Phi và châu Á tuy giống nhau về mặt ngoại hìnhnhưng có sự khác nhau về mặt giải phẫu học, thể hiện sự cách biệt giữachúng trong phạm vi nhóm. Chúng giống nhau về đ ường nét, tầm vóc đềuto, chắc và có lớp lông dầy. Nhóm trâu châu Á mắt bé hơn, hộp sộ rộng vàngắn hơn. Sự khác nhau rõ nhất là : trâu châu Á có xương lá mía và xươngvòm dính lại với nhau, và các lỗ mũi hoàn toàn cách biệt bởi xương vòm,còn ở trâu châu Phi, xương lá mía và xương vòm cách biệt nhau và các lỗmũi không bị phân chia bởi xương vòm. Theo Bohlken (1958), có thể chia trâu hoang châu Phi thành 3loại: - Syncerus caffer caffer, còn gọi là trâu đen hay trâu vùng M ũi Hảovọng, thường tập trung ở vùng đông và nam châu Phi. - Syncerus caffer namus, còn gọi là trâu đỏ hay trâu Công gô, loại trâunày tập trung ở vùng xích đạo, có khối lượng thấp hơn loại trâu trên. - Syncerus caffer acquinocitalis, có kích thước, mầu sắc và dạng sừngtrung gian giữa hai loại trên; sống ở vùng thảo nguyên Bắc và Trung Phi. ...