Danh mục tài liệu

Đặc điểm di cư của trứng cá - cá con thuộc bộ cá Trích (Clupeifomes) tại hạ lưu sông Hồng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.62 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về đặc điểm phân bố và di cư của trứng cá - cá con bộ cá Trích vùng hạ lưu sông Hồng, một trong những bộ cá có giá trị kinh tế và có vòng đời di cư sông biển điển hình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm di cư của trứng cá - cá con thuộc bộ cá Trích (Clupeifomes) tại hạ lưu sông Hồng Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐẶC ĐIỂM DI CƯ CỦA TRỨNG CÁ - CÁ CON THUỘC BỘ CÁ TRÍCH (CLUPEIFOMES) TẠI HẠ LƯU SÔNG HỒNG (1) (2) PHẠM HỒNG PHƯƠNG , NHEZDOLY V.K. I. MỞ ĐẦU Trứng cá - cá con trôi dạt theo dòng chảy có thể gọi là sự di cư thụ động của cá [9]. Quá trình này có vai trò quan trọng trong việc tái định cư về mật độ và phân bố của các loài cá trên các lưu vực sông. Ở nước ngoài, nghiên cứu di cư của trứng cá - cá con được tiến hành đối với cá Hồi - Salmonid anadromous. Tại Nga, các nghiên cứu về di cư của nhiều loài cá đã được tiến hành, điển hình là các nghiên cứu về sự di cư cá trên các sông Volga, Ili và các hồ chứa [9, 10, 12]. Ở Việt Nam, từ 2002 đến 2006, nhóm nghiên cứu thủy sinh thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tiến hành các nghiên cứu sự di cư của trứng cá và cá con tại sông Cái, Nha Trang [7]. Sông Hồng là một sông lớn có chiều dài 1.149 km, trong đó có 510 km nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Việc nghiên cứu đặc điểm phân bố của trứng cá - cá con vùng hạ lưu, đặc biệt ở khu vực cửa sông, nơi có tác động của dòng triều còn ít được thực hiện. Bộ cá Trích (Clupeiformes) thuộc lớp cá Vây tia (Actinopterygii) là một trong những bộ cá xương nguyên thủy sống trong môi trường nước biển và nước ngọt [8]. Nghiên cứu phân tích định loại mẫu vật và các kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy họ cá Trích di cư vào lưu vực sông Hồng để đẻ gồm 2 loài là cá Mòi cờ hoa Clupanodon thrissa [3] và cá Cháy - Tenualosa reevesii [3, 5]. Tuy nhiên, loài cá Cháy trong những năm gần đây hầu như không được bắt gặp mà chỉ thấy loài cá Mòi cờ hoa. Cá Mòi cờ hoa có tập tính di cư từ biển vào các sông lớn để sinh sản, đẻ trứng trôi nổi theo dòng chảy. Cá Mòi có sức sinh sản cao, mỗi cá thể cho 2 - 5 vạn trứng một mùa. Thời vụ cá đẻ từ cuối tháng 3 đến tháng 5, rộ nhất vào trung tuần tháng 4. Cá Mòi đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2001, 2007) và danh sách các loài cần bảo vệ của ngành Thủy sản từ năm 1996 [1]. Đây là loài cá có giá trị thực phẩm, thịt ngon, sản lượng khai thác ở hạ lưu các sông khá cao, ước tính vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, hàng năm ở miền Bắc đạt 800 tấn. Cá Mòi có triển vọng trở thành cá nuôi ở đầm nước lợ [2]. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về đặc điểm phân bố và di cư của trứng cá - cá con bộ cá Trích vùng hạ lưu sông Hồng, một trong những bộ cá có giá trị kinh tế và có vòng đời di cư sông biển điển hình. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian lấy mẫu Việc thu mẫu trứng cá - cá con được tiến hành vào cuối mùa khô, từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 năm 2009. Thời điểm lấy mẫu mỗi lần cách nhau 2 giờ trong suốt ngày đêm, mỗi lần thả lưới 30 phút. Địa điểm lấy mẫu gồm 7 điểm trên sông Hồng (hình 1) đoạn từ Phú Thọ đến cầu Tân Đệ, Thái Bình (cách bờ biển từ 65 - 250 km) và các phụ lưu của sông Hồng là sông Đà và sông Lô (khu vực ngã ba sông Đà - Lô - Thao). Tại mỗi điểm, mẫu được lấy ở 3 độ sâu: Tầng mặt (0,5 m), tầng giữa (5 m) và tầng đáy (10 m). 44 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 Nghiên cứu khoa học công nghệ Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu 2. Phương pháp thu và xử lý mẫu Mẫu trứng cá - cá con được thu bằng lưới thụ động, miệng lưới hình chữ nhật, diện tích 0,2 m2 (50 x 40 cm). Các mẫu trứng cá - cá con ngay sau khi thu được đem cố định trong dung dịch formalin 4 - 8%, lọc tách trong phòng thí nghiệm và bảo quản trong cồn 70o. Thành phần loài cá được xác định bằng kính lúp soi nổi, định loại bằng các tài liệu ngư loại học [3, 4, 5, 6]. Các thông số như tốc độ dòng chảy, nhiệt độ, độ trong của nước tại các thời điểm và vị trí lấy mẫu được đo và sử dụng trong phân tích kết quả. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Cuối tháng 4 và đến giữa tháng 5 năm 2009, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thành phần và phân bố của trứng cá - cá con thuộc bộ cá Trích vùng hạ lưu sông Hồng theo chu kỳ ngày đêm và các tầng nước khác nhau, đánh giá về mật độ, sự phân bố của trứng cá - cá con. Qua thời gian lấy mẫu 6 ngày đêm liên tục với 217 mẫu, đã xác định được 3.338 trứng cá - cá con (bảng 1). Bảng 1. Vị trí, thời gian và số lượng mẫu Điểm thu mẫu Số lượng Khoảng Thời gian Tổng số Độ Tổng TT cách từ Vị trí thu mẫu thu mẫu trứng cá trong số mẫu biển, km và cá con Cầu Tân Đệ - 500 m 1 65 70 (hạ lưu cầu) 28 - 29/4/09 36 2089 Cầu Yên Lệnh - 2 100 70 30/4 - 1/5/09 36 49 500 m (hạ lưu cầu) Cầu Thăng Long - 3 175 60 25/5/09 1 11 500 m (hạ lưu cầu) 4 210 50 Sơn Tây 4 - 5/5/09 36 197 5 230 40 Sông Lô 11 - 12/5/09 36 677 6 245 150 Sông Đà 6 - 7/5/09 36 278 7 250 10 Sông Thao 9 - 10/5/09 36 35 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: