Danh mục tài liệu

Đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực rìa Tây Nam bể trầm tích Malay - Thổ Chu, Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.83 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực, gồm các yếu tố: sinh, chứa, chắn, dịch chuyển và tạo bẫy… trên cơ sở tổng hợp kết quả phân tích mẫu vụn giếng khoan C-1X kết hợp với các tài liệu địa chất - địa vật lý. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm hệ thống dầu khí vùng rìa Tây Nam bể trầm tích Malay - Thổ Chu, thúc đẩy công tác tìm kiếm, thăm dò ở khu vực này trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực rìa Tây Nam bể trầm tích Malay - Thổ Chu, Việt Nam PETROVIETNAM TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 5 - 2020, trang 25 - 36 ISSN 2615-9902ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG DẦU KHÍ KHU VỰC RÌA TÂY NAMBỂ TRẦM TÍCH MALAY - THỔ CHU, VIỆT NAMHoàng Anh Tuấn1, Trịnh Xuân Cường1, Nguyễn Thu Huyền21 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam2 Viện Dầu khí Việt NamEmail: tuanha03@pvn.vnTóm tắt Kết quả tìm kiếm thăm dò gần đây cho phát hiện dầu trong trầm tích Miocene dưới tại giếng khoan C-1X, cách mỏ Sông Đốc khoảng50 km về phía Tây Bắc, đã chứng minh hoạt động tích cực của hệ thống dầu khí ở khu vực rìa Tây Nam bể trầm tích Malay - Thổ Chu, ViệtNam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực, gồm các yếu tố: sinh, chứa, chắn, dịch chuyển và tạobẫy… trên cơ sở tổng hợp kết quả phân tích mẫu vụn giếng khoan C-1X kết hợp với các tài liệu địa chất - địa vật lý. Kết quả nghiên cứugóp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm hệ thống dầu khí vùng rìa Tây Nam bể trầm tích Malay - Thổ Chu, thúc đẩy công tác tìm kiếm, thămdò ở khu vực này trong tương lai.Từ khóa: Hệ thống dầu khí, đá mẹ, đá chứa, đá chắn, rìa Tây Nam, bể Malay - Thổ Chu.1. Mở đầu Bể trầm tích Malay - Thổ Chu nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, Lô Atrên vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia, có diện tíchkhoảng 100.000 km2 và được lấp đầy bởi các trầm tích Đệ Tam có Lô Bbề dày trên 10 km [1]. Đây là khu vực có tiềm năng dầu khí lớnở Đông Nam Á, với trữ lượng tại chỗ ước đạt 8 tỷ thùng dầu quyđổi (Todd et al., 1997). Khu vực nghiên cứu nằm ở rìa Tây Nam bểMalay - Thổ Chu, với diện tích xấp xỉ 12.000 km2 và độ sâu mựcnước biển dưới 70 m. Giếng khoan C-1X là giếng khoan thăm dòduy nhất tại khu vực nghiên cứu đến thời điểm hiện tại (Hình 1). Công tác tìm kiếm, thăm dò tại bể Malay - Thổ Chu được bắtđầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, với sự tham gia của các côngty dầu khí lớn trên thế giới. Kết quả đã có nhiều phát hiện đượctìm thấy, trong đó chủ yếu là phát hiện khí và condensate [3]. Gần đây nhất, giếng khoan C-1X do Idemitsu (Nhật Bản) thicông đã cho phát hiện dầu trong bẫy chứa hỗn hợp cấu trúc -địa tầng tuổi Miocene giữa. Mặc dù phát hiện không mang tínhthương mại theo đánh giá của nhà thầu [2], nhưng việc tìm radầu ở giếng khoan C-1X nằm tương đối xa các khu vực đã cóphát hiện và các mỏ đang khai thác (cách mỏ Sông Đốc gần nhấtkhoảng 50 km về phía Tây Bắc), cho thấy tiềm năng dầu khí ở khuvực này vẫn là ẩn số hấp dẫn đối với công tác tìm kiếm, thăm dò.Ngày nhận bài: 30/3/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 30/3 - 10/4/2020.Ngày bài báo được duyệt đăng: 8/5/2020. Hình 1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu [2] DẦU KHÍ - SỐ 5/2020 25THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ 2. Đặc điểm địa chất khu vực Biểu hiện dầu khí Tập địa chấn Cột địa tầng Môi trường Phụ thống Thạch học Triệu năm trầm tích Kiến tạo Hệ tầng ...