Đặc điểm phân bố và môi trường sống của loài Sâm đất (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) tại rừng ngập mặn Cần Giờ
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 725.38 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sâm đất (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) còn có tên gọi khác: Địa sâm, đồn đột, chặt khoai, thuộc họ Phascolosomatidae, sống trong nền đất rừng ngập mặn. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát đặc điểm phân bố và môi trường sống của Sâm đất tại rừng ngập mặn Cần Giờ, đồng thời đánh giá sơ bộ tình hình khai thác Sâm đất tại khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm phân bố và môi trường sống của loài Sâm đất (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) tại rừng ngập mặn Cần Giờ Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA LOÀI SÂM ĐẤT (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ (1) (1) (1) LÊ THỊ HỒNG THẮM , PHAN XUÂN THỊNH , NGUYỄN TUẤN ANH , (1) (2) TRƯƠNG BÁ HẢI , TRẦN TRỌNG HƯNG 1. MỞ ĐẦU Sâm đất (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) còn có tên gọi khác: Địa sâm, đồn đột, chặt khoai, thuộc họ Phascolosomatidae, sống trong nền đất rừng ngập mặn. Đây là hải sản quý, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, sử dụng làm thực phẩm bổ dưỡng. Muốn đánh bắt loài động vật này, người khai thác phải đào bới đất dẫn tới đứt rễ gây chết cây rừng. Để bảo vệ rừng ngập mặn, Sâm đất đã được đưa vào nhóm động vật hoang dã cấm săn bắt tại khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận trước mắt, người dân địa phương vẫn tự phát khai thác với số lượng người tham gia ngày càng tăng. Việc khai thác trái phép đang đe dọa nguồn lợi và môi trường sống của Sâm đất, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số tác giả như: Rice M. E., 1993 [8]; Cutler E. B., 1994 [7]; Đỗ Văn Nhượng, 1998 [4]; Bùi Quang Nghị và cộng sự, 2009 [3]… nghiên cứu về Sâm đất. Ở rừng ngập mặn Cần Giờ, tác giả Lê Huy Bá và cộng sự, 2011 [1] đã nghiên cứu về phân bố của Sâm đất. Tuy nhiên kết quả thu được còn chưa đầy đủ, chưa thể hiện rõ và chi tiết sự thay đổi vùng phân bố theo chế độ ngập, tình hình khai thác Sâm đất vẫn chưa được đánh giá. Bài báo này trình bày kết quả khảo sát đặc điểm phân bố và môi trường sống của Sâm đất tại rừng ngập mặn Cần Giờ, đồng thời đánh giá sơ bộ tình hình khai thác Sâm đất tại khu vực. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Loài sâm đất (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Hình 1. Sâm đất tại rừng ngập mặn Cần Giờ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 19 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp xác định phân vùng triều Thu thập số liệu thủy triều thực đo trong khoảng thời gian 12 năm của hai trạm Nhà Bè và Vũng Tàu (2000 - 2011). Xác định đặc điểm thủy văn tại vùng triều của rừng ngập mặn Cần Giờ dựa trên phương pháp phân tích tương quan và nội suy tuyến tính. Từ đó, căn cứ vào tính chất ngập (mức độ ngập < 0,5 m; 1 m; 1,5 m...) thực hiện phân vùng triều thành các mức độ cao để xác định vị trí lấy mẫu. 2.2.2. Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu Sâm đất: Khảo sát thực địa xác định điểm thu mẫu bằng GPS. Thu toàn bộ số lượng Sâm đất trong khung định lượng 1 m x 1 m (ô mẫu) [5]. Sử dụng phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên. Mẫu được lấy tại 3 tiểu khu 5, 10 và 21 trải dài từ bắc xuống nam của rừng Cần Giờ. Mỗi tiểu khu thu mẫu theo các mức độ cao khác nhau. Mỗi mức độ cao chọn 3 vị trí lấy mẫu đại điện. Mỗi vị trí lấy mẫu đại diện lấy 3 mẫu lặp lại. Thời gian lấy mẫu: Từ 12/01/2013 đến 15/01/2013. Tổng số mẫu: 135 mẫu. Phạm vi Hình 2. Bản đồ khu vực nghiên cứu tại lấy mẫu: Tiểu khu 5- Phân khu 5; rừng ngập mặn Cần Giờ Tiểu khu 10 - Phân khu 4; Tiểu khu 21 - Phân khu 6 (hình 2). - Phương pháp lấy mẫu đất: Mẫu đất được lấy đại diện, lấy hỗn hợp theo nguyên tắc đường chéo, ở độ sâu 0 - 40 cm tại 3 tiểu khu. Tổng số mẫu đất: 18 mẫu. 20 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2.2.3. Phương pháp phân tích - Phương pháp xác định khối lượng cá thể Sâm đất: Sử dụng cân phân tích có độ chính xác 0,0001 g để cân khối lượng Sâm đất. - Phương pháp phân tích mẫu đất [2]. Chỉ tiêu Phương pháp phân tích pHH20 Chiết bằng nước cất tỷ lệ 1 : 5; Đo trên máy pH meter pHKCl Chiết bằng KCl tỷ lệ 1 : 5; Đo trên máy pH meter EC Chiết bằng nước cất tỷ lệ 1 : 5; Đo trên máy đo độ dẫn điện Dung trọng Phương pháp ống trụ kim loại Độ ẩm Phương pháp khối lượng TPCG Phương pháp pipet OC% Phương pháp Walkley - Black Cl- Phương pháp Mohr SO42- Phương pháp Xap cải tiến 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin hoạt động khai thác Sâm đất Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin từ các cán bộ phân khu, hộ dân giữ rừng, người tham gia khai thác, các địa điểm tiêu thụ Sâm đất. Tổng số phiếu điều tra: 160 phiếu. 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, MapInfo, SPSS 11.5, Statgraphics centurion XV sử dụng trắc nghiệm Duncan để so sánh sự khác nhau giữa trung bình của các nghiệm thức. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chế độ ngập nước của khu vực nghiên cứu Đặc điểm mức ngập và mức độ cao của địa hình (sau đây gọi là mức độ cao) tại 3 tiểu khu 5, 10 và 21 được chỉ ra trong các bảng 1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 21 Nghiên cứu khoa học công nghệ Bảng 1. Các mức độ cao tại tiểu khu 5, 10 và 21 Mức ngập (b) Mức độ cao Thời gian ngập trung Kí hiệu (m) (a) bình trong 12 năm (%) Tiểu khu 5 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm phân bố và môi trường sống của loài Sâm đất (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) tại rừng ngập mặn Cần Giờ Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA LOÀI SÂM ĐẤT (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ (1) (1) (1) LÊ THỊ HỒNG THẮM , PHAN XUÂN THỊNH , NGUYỄN TUẤN ANH , (1) (2) TRƯƠNG BÁ HẢI , TRẦN TRỌNG HƯNG 1. MỞ ĐẦU Sâm đất (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) còn có tên gọi khác: Địa sâm, đồn đột, chặt khoai, thuộc họ Phascolosomatidae, sống trong nền đất rừng ngập mặn. Đây là hải sản quý, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, sử dụng làm thực phẩm bổ dưỡng. Muốn đánh bắt loài động vật này, người khai thác phải đào bới đất dẫn tới đứt rễ gây chết cây rừng. Để bảo vệ rừng ngập mặn, Sâm đất đã được đưa vào nhóm động vật hoang dã cấm săn bắt tại khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận trước mắt, người dân địa phương vẫn tự phát khai thác với số lượng người tham gia ngày càng tăng. Việc khai thác trái phép đang đe dọa nguồn lợi và môi trường sống của Sâm đất, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số tác giả như: Rice M. E., 1993 [8]; Cutler E. B., 1994 [7]; Đỗ Văn Nhượng, 1998 [4]; Bùi Quang Nghị và cộng sự, 2009 [3]… nghiên cứu về Sâm đất. Ở rừng ngập mặn Cần Giờ, tác giả Lê Huy Bá và cộng sự, 2011 [1] đã nghiên cứu về phân bố của Sâm đất. Tuy nhiên kết quả thu được còn chưa đầy đủ, chưa thể hiện rõ và chi tiết sự thay đổi vùng phân bố theo chế độ ngập, tình hình khai thác Sâm đất vẫn chưa được đánh giá. Bài báo này trình bày kết quả khảo sát đặc điểm phân bố và môi trường sống của Sâm đất tại rừng ngập mặn Cần Giờ, đồng thời đánh giá sơ bộ tình hình khai thác Sâm đất tại khu vực. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Loài sâm đất (Phascolosoma arcuatum, Gray 1828) tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Hình 1. Sâm đất tại rừng ngập mặn Cần Giờ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 19 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp xác định phân vùng triều Thu thập số liệu thủy triều thực đo trong khoảng thời gian 12 năm của hai trạm Nhà Bè và Vũng Tàu (2000 - 2011). Xác định đặc điểm thủy văn tại vùng triều của rừng ngập mặn Cần Giờ dựa trên phương pháp phân tích tương quan và nội suy tuyến tính. Từ đó, căn cứ vào tính chất ngập (mức độ ngập < 0,5 m; 1 m; 1,5 m...) thực hiện phân vùng triều thành các mức độ cao để xác định vị trí lấy mẫu. 2.2.2. Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu Sâm đất: Khảo sát thực địa xác định điểm thu mẫu bằng GPS. Thu toàn bộ số lượng Sâm đất trong khung định lượng 1 m x 1 m (ô mẫu) [5]. Sử dụng phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên. Mẫu được lấy tại 3 tiểu khu 5, 10 và 21 trải dài từ bắc xuống nam của rừng Cần Giờ. Mỗi tiểu khu thu mẫu theo các mức độ cao khác nhau. Mỗi mức độ cao chọn 3 vị trí lấy mẫu đại điện. Mỗi vị trí lấy mẫu đại diện lấy 3 mẫu lặp lại. Thời gian lấy mẫu: Từ 12/01/2013 đến 15/01/2013. Tổng số mẫu: 135 mẫu. Phạm vi Hình 2. Bản đồ khu vực nghiên cứu tại lấy mẫu: Tiểu khu 5- Phân khu 5; rừng ngập mặn Cần Giờ Tiểu khu 10 - Phân khu 4; Tiểu khu 21 - Phân khu 6 (hình 2). - Phương pháp lấy mẫu đất: Mẫu đất được lấy đại diện, lấy hỗn hợp theo nguyên tắc đường chéo, ở độ sâu 0 - 40 cm tại 3 tiểu khu. Tổng số mẫu đất: 18 mẫu. 20 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2.2.3. Phương pháp phân tích - Phương pháp xác định khối lượng cá thể Sâm đất: Sử dụng cân phân tích có độ chính xác 0,0001 g để cân khối lượng Sâm đất. - Phương pháp phân tích mẫu đất [2]. Chỉ tiêu Phương pháp phân tích pHH20 Chiết bằng nước cất tỷ lệ 1 : 5; Đo trên máy pH meter pHKCl Chiết bằng KCl tỷ lệ 1 : 5; Đo trên máy pH meter EC Chiết bằng nước cất tỷ lệ 1 : 5; Đo trên máy đo độ dẫn điện Dung trọng Phương pháp ống trụ kim loại Độ ẩm Phương pháp khối lượng TPCG Phương pháp pipet OC% Phương pháp Walkley - Black Cl- Phương pháp Mohr SO42- Phương pháp Xap cải tiến 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin hoạt động khai thác Sâm đất Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin từ các cán bộ phân khu, hộ dân giữ rừng, người tham gia khai thác, các địa điểm tiêu thụ Sâm đất. Tổng số phiếu điều tra: 160 phiếu. 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, MapInfo, SPSS 11.5, Statgraphics centurion XV sử dụng trắc nghiệm Duncan để so sánh sự khác nhau giữa trung bình của các nghiệm thức. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chế độ ngập nước của khu vực nghiên cứu Đặc điểm mức ngập và mức độ cao của địa hình (sau đây gọi là mức độ cao) tại 3 tiểu khu 5, 10 và 21 được chỉ ra trong các bảng 1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 21 Nghiên cứu khoa học công nghệ Bảng 1. Các mức độ cao tại tiểu khu 5, 10 và 21 Mức ngập (b) Mức độ cao Thời gian ngập trung Kí hiệu (m) (a) bình trong 12 năm (%) Tiểu khu 5 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Hệ sinh thái rừng ngập mặn Loài Sâm đất Phascolosoma arcuatum Phương pháp phân tích đấtTài liệu có liên quan:
-
12 trang 197 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Tổng quan sử dụng tư liệu ảnh viễn thám để lập bản đồ rừng ngập mặn
12 trang 54 0 0 -
12 trang 53 0 0
-
Đa dạng nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn: Phần 1
168 trang 52 0 0 -
Tăng cường công tác quản lý rừng ngập mặn tại thành phố Hải Phòng
5 trang 51 0 0 -
Tạp chí Rừng & Môi trường: Số 91/2018
80 trang 47 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
4 trang 45 1 0 -
Bước đầu tổng quan dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại Việt Nam
10 trang 44 0 0