Danh mục tài liệu

Đặc điểm sinh học của Ba Ba

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.96 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiểu biết đặc điểm sinh học của ba ba là vấn đề cần thiết để giải quyết về kỹ thuật nuôi ba ba. Dưới đây là những đặc điểm chủ yếu mà người nuôi ba ba cần biết; 1. Cách phân biệt nhanh các loài ba ba Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cua đinh. Ba ba hoa còn gọi là ba...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học của Ba BaĐặc điểm sinh học của Ba BaHiểu biết đặc điểm sinh học của ba ba là vấn đề cần thiết để giảiquyết về kỹ thuật nuôi ba ba. Dưới đây là những đặc điểm chủ yếumà người nuôi ba ba cần biết;1. Cách phân biệt nhanhcác loài ba baBa ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae.Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba baở nước ta có ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cua đinh.Ba ba hoa còn gọi là ba ba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùngnước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng.Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phíaBắc.Lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc,số lượng ít hơn ba ba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài ba ba trên.Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ,dân các tỉnh phía Bắc gọi là ba ba Nam bộ, ba ba miền Nam để phân biệtvới các loài ba ba ở phía Bắc.Về tên khoa học của các loài ba ba trên, một số tài liệu phân loại đã ghi:Ba ba hoa là Trionyx sinensis, ba ba gai là Tryonyx steinachderi, ba baNam bộ là Trionyx cartilagineus. Chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu vềviệc xác định tên khoa học cho ba ba và cách phân loại chi tiết 4 loài baba trên. Dưới đây chỉ giới thiệu cách phân biệt nhanh nhất, giúp chonhững người nuôi ba ba và người mua ba ba khỏi nhầm lẫn.Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trênbụng.Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấmđen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kgphải quan sát kỹ mới thấy rõ.Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ,làm da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, vàtrên cổ của ba ba để phân biệt chúng.2. Tập tính sinh sống của ba ba:Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt:- Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.- Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cầnsống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhôlên mặt nước để hít thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấpnhỏ, ba ba có thể rút trong bùn ở đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụtrong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy oxytrong nước và thải CO2 trong máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lênkhỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng...- Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặcbiệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếngồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súcvật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ củaba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranhmồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc độngvật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn.3.Tính ăn:Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiênthức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du ( thuỷ trần ),giun nước ( trùng chỉ ) và giun đất loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép,cua, ốc, giun đất, trai, hến... Trong điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho baba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thểhuấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp)ngay từ giai đoạn còn nhỏ.4. Sinh trưởng:Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3-6g/ con; Ba ba gai và ba ba Nam bộcỡ lớn hơn. Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi vàđiều kiện môi trường nuôi. Từ cỡ giống 100-200g/con, sau khi nuôi 6-8tháng, ba ba hoa có thể đạt cỡ 0,5-0,8kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 –1kg/ con đối với miền Nam. Ba ba gai nuôi có tốc độ lớn nhanh gấp đôihoặc trên gấp đôi ba ba hoa. (Có hình: trang17)5. Sinh sản:Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2năm. Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụtinh trong.Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường làvào mùa mưa, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo,có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chântrước cào đất lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồixuống nước sinh sống, không biết ấp trứng. trứng nằm trong ổ, trải quamưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về dịch hại, sau 50-60 ngàynở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp. Trongđiều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ thuận lợi hơn vàcó nhiều phương pháp ấp trứng đả ...

Tài liệu có liên quan: