Danh mục tài liệu

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.89 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Nếu như Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản là những người mở đường thì Hồ Biểu Chánh là người đã góp phần bổ sung, phát triển. Hồ Biểu Chánh thuộc số ít nhà văn Việt Nam sử dụng những từ ngữ bình dân một cách tự nhiên; phản ánh chính xác hiện thực xã hội, tình cảm và tâm lý con người miền Nam thời thuộc địa. Những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNHTuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH CHARACTERISTICS OF HO BIEU CHANH’S NOVELS SVTH: TỐNG VĂN CHÍNH Lớp 04CVH2, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm GVHD: PGS-TS. NGUYỄN PHONG NAM Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Nếu như Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản là những người mở đường thì Hồ Biểu Chánh là người đã góp phần bổ sung, phát triển. Hồ Biểu Chánh thuộc số ít nhà văn Việt Nam sử dụng những từ ngữ bình dân một cách tự nhiên; phản ánh chính xác hiện thực xã hội, tình cảm và tâm lý con người miền Nam thời thuộc địa. Những cảnh, những tình, những người cùng với bao sự việc trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh rất gần gũi, quen thuộc với quần chúng. Khi nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về hiện thực xã hội Nam bộ đầu thế kỷ XX, thấy được những nét truyền thống và cách tân trong nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. SUMMARY th Novels written in Vietnamese national script in the South of Viet Nam from the end of the 19 th last century to the beginning of 20 century play a very important role in the national literature. Nguyen Trong Quan, Tran Chanh Chieu and Truong Duy Toan were considered to be the pioneers in writing this new genre which Ho Bieu Chanh continued contributing and developing. Ho Bieu Chanh was one of the minority of (VietNamese) writters who could use the popular words naturally; and through his novels, the social reality in the colony period, the sentiment and feelings of the people in Southern Vietnam were truly relected. The scenery, the emotion as well as the characters and the facts described in his novels were very c lose and familiar to people is this period. Therefore, my research on Characteristic of Ho Bieu Chanh’s novels attempts to provide the readers with an overview of the society in Southern th Vietnam the beginning of 20 century and help the readers realize the combination of the traditional and new writing styles shown in Ho Bieu Chanh’s novels.PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930 có sự tồn tại song song của hai nền văn họccũ và mới với hai lực lượng sáng tác; hai công chúng với hai quan niệm văn học khác nhau.Nền văn học cũ đang suy yếu dần, từng bước cách tân. Nền văn học mới vừa phát huy nhữngnhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Hồ Biểu Chánh là một nhàvăn lớn của Nam bộ. Người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trongbuổi bình minh của văn xuôi Quốc ngữ đầu thế kỷ XX, khi mà cả người sáng tác và người tiếpnhận văn chương đều còn bỡ ngỡ với các tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ. Hồ BiểuChánh đã ra sức tạo dựng và bồi đắp cho nền tiểu thuyết mới, đưa nó đến gần với độc giả.Người đương thời và các thế hệ độc giả về sau đã đón nhận những sáng tác của ông một cáchnồng nhiệt, trân trọng: “Càng lâu về sau, ông càng trở thành nhà văn cổ điển của nền văn họcViệt Nam” (Trần Bạch Đằng). Nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh để thấy được những đóng góp củanhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại; phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạyvà học tập sau này. 159Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 20082. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểuthuyết Hồ Biểu Chánh. Trong suốt 50 năm sáng tác liên tục, Hồ Biểu Chánh đã để lại cho đời 64 tiểu thuyết.Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số tiểu thuyết tiêu biểu được xem là những tácphẩm mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.3. Ý nghĩa của đề tài3.1. Nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sẽ cung cấp cho chúng tanhững kiến thức về con người Hồ Biểu Chánh; về hình ảnh xã hội Nam bộ những năm đầu thếkỷ XX; chỉ ra những nét truyền thống và cách tân trong nghệ thuật. Từ đó cho phép chú ng tahiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về tác giả cũng như những sáng tác giá trị của ông.3.2. Đề tài được thực hiện nhằm khẳng định những đó ...