Bài viết nghiên cứu tác phẩm của Bùi Huy Phồn với tư cách là một thành viên của nhóm Hàn Thuyên. Có thể xem Bùi Huy Phồn là nhà văn duy nhất trong nhóm viết tiểu thuyết trinh thám. Khi tiếp cận Gan dạ đàn bà, Tờ di chúc của dòng họ Trần Thạch, Mối thù truyền nghiệp…, đồng thời tìm hiểu những đặc trưng của thể loại trinh thám thể hiện trong cả nội dung và nghệ thuật, đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế của Bùi Huy Phồn khi lần đầu thử sức với phong cách mới mẻ này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc trưng thể loại trinh thám trong tiểu thuyết Bùi Huy Phồn giai đoạn 1930 – 1945
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0049
Social Sciences, 2021, Volume 66, Issue 3, pp. 75-81
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRINH THÁM
TRONG TIỂU THUYẾT BÙI HUY PHỒN GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
Hoàng Thị Hiền Lê
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Chúng tôi nghiên cứu tác phẩm của Bùi Huy Phồn với tư cách là một thành viên
của nhóm Hàn Thuyên. Có thể xem Bùi Huy Phồn là nhà văn duy nhất trong nhóm viết tiểu
thuyết trinh thám. Khi tiếp cận Gan dạ đàn bà, Tờ di chúc của dòng họ Trần Thạch, Mối
thù truyền nghiệp…, chúng tôi sẽ tìm hiểu những đặc trưng của thể loại trinh thám thể hiện
trong cả nội dung và nghệ thuật, đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế của Bùi Huy Phồn
khi lần đầu thử sức với phong cách mới mẻ này. Với nội dung là bức tranh hiện thực đậm
chất đô thị miêu tả những quẩn quanh, tính toán có phần cực đoan của nhân vật, nhà văn đã
xây dựng một lớp vỏ bọc có phần ma mị trong những vụ án rối ren, nhằm che đậy những
lớp hình thức màu mè, giả tạo của con người đang cố “chen chân” tiến tới văn minh
phương Tây. Hi vọng những tiếp cận này sẽ là cơ hội khơi thông một mạch ngầm văn học
có giá trị trong nhóm Hàn Thuyên nói riêng và văn học trinh thám Việt Nam nói chung.
Từ khóa: Bùi Huy Phồn, Hàn Thuyên, văn học trinh thám, tiểu thuyết, 1930-1945.
1. Mở đầu
Những năm đầu thế kỉ XX được xem là thời kì đầy bão táp của lịch sử với nhiều biến
chuyển sâu sắc. Văn học cũng từng bước bứt phá khỏi hệ hình trung đại và chuyển mình sang
công cuộc hiện đại hóa, ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn minh phương Tây, tiếp thu những tinh hoa
văn hóa toàn cầu. Chịu sự tác động của nhiều nền văn học trinh thám trên thế giới, cộng hưởng
với thực tiễn xã hội Việt Nam buổi giao thời, dòng văn học trinh thám Việt Nam đã ra đời với
không ít bỡ ngỡ. Trải qua nhiều thăng trầm, các tác phẩm trinh thám đã dần hoàn thiện và mang
đến những dấu ấn nhất định. Trên thế giới, từ năm 1928, nhà phê bình người Mỹ S.S Van Dine
(1888 – 1939) đã đưa ra Hai mươi nguyên tắc của việc viết truyện trinh thám, trong đó ông cho
rằng: “Truyện trinh thám là một dạng của trò chơi trí tuệ. Hơn nữa, có thể nói, đó còn là một sự
thử thách mang tính thể thao, trong đó tác giả cần phải đọ sức một cách trung thực với độc giả”
[1]. Sau đó, khái niệm “truyện trinh thám”, “tiểu thuyết trinh thám” được cắt nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Theo Oxford Learners Dictionaries (1948), “tiểu thuyết trinh thám là câu
chuyện trong đó có một vụ giết người hoặc tội phạm khác và một thám tử cố gắng để giải quyết
nó” [2]. Với những định nghĩa như vậy, nhiều tác phẩm nổi tiếng đã ra đời và dần xác lập, hoàn
thiện chỗ đứng của văn học trinh thám trên thế giới [3].
Còn tại Việt Nam, lịch sử nghiên cứu vấn đề “trinh thám” trong văn học còn nhiều bỏ ngỏ.
Vì thế số lượng tác phẩm truyện, tiểu thuyết trinh thám Việt Nam xuất hiện không nhiều. Theo
Từ điển văn học bộ mới (Đỗ Đức Hiểu chủ biên): “Tiểu thuyết trinh thám là tiểu thuyết lấy đề
tài những chuyện li kì trong cuộc đấu tranh giữa những nhà trinh thám với kẻ địch” [4]. Trong
Ngày nhận bài: 22/6/2020. Ngày sửa bài: 29/7/2020. Ngày nhận đăng: 10/8/2021.
Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Hiền Lê. Địa chỉ e-mail: le87tghd@gmail.com
75
Hoàng Thị Hiền Lê
khi đó, nhà văn Phạm Cao Củng giải thích: “Trinh thám là một loại tiểu thuyết điều tra, trong đó
nhân vật chính theo dõi, khám phá ra thủ phạm các trộm cướp, gian dâm, bắt cóc, án mạng, và
ai có khiếu về lãnh vực này đều làm được, không cứ gì phải là thám tử nhà nước. Loại này Pháp
gọi là Roman Policier và Anh là Detetive story” [5, tr.358]. Nhưng trên thực tế, truyện trinh
thám Việt Nam là một thể loại được nảy sinh trên cơ sở tiếp thu, tiếp biến các yếu tố văn học
nước ngoài, kết hợp với những yếu tố của văn học dân tộc. Đó là lối truyện mang màu sắc trinh
thám nghĩa hiệp – ái tình như các vụ án ở Nam Bộ - Huyết lệ hoa của Nam Đình Nguyễn Thế
Phương (1928). Tiếp theo là truyện trinh thám của Phú Đức, Bửu Đình… Đáng chú ý nhất là
truyện trinh thám mô phỏng truyện phương Tây của Thế Lữ (Vàng và máu), Phạm Cao Củng
(Hàm răng mãi nhọn, Nhà sư thọt – Người một mắt…) [6] và Bùi Huy Phồn (Gan dạ đàn bà, Tờ
di chúc của dòng họ Trần Thạch, Mối thù truyền nghiệp) [7]. Đánh giá về truyện trinh thám
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Tập II (1943) đã
rất khách quan: “Trong các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và Phạm Cao
Củng, chỉ có tiểu thuyết của Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc hơn ...
Đặc trưng thể loại trinh thám trong tiểu thuyết Bùi Huy Phồn giai đoạn 1930 – 1945
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 383.60 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bùi Huy Phồn Đặc trưng thể loại trinh thám Văn học trinh thám Tiểu thuyết Bùi Huy Phồn Tác phẩm Gan dạ đàn bà Tác phẩm Mối thù truyền nghiệpTài liệu có liên quan:
-
Bàn về quá trình vận động của truyện trinh thám Việt Nam
3 trang 19 0 0 -
231 trang 14 0 0
-
272 trang 11 0 0
-
Kiểu nhân vật hung thủ trong bộ tiểu thuyết bác sĩ pháp y Tần Minh của Tần Minh
11 trang 9 0 0