Danh mục tài liệu

Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Bệnh học cơ sở)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 457.64 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học này giới thiệu khái quát về bệnh truyền nhiễm, một nhóm bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm chung của các bệnh truyền nhiễm, cách phân loại chúng dựa trên các yếu tố khác nhau. Bài học cũng sẽ đề cập đến căn cứ để chẩn đoán và hướng điều trị chung cho các bệnh truyền nhiễm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Bệnh học cơ sở) Bài 22 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄMMỤC TIÊU 1. Trình bày được đặc điểm của bệnh truyền nhiễm 2. Trình bày được phân loại bệnh truyền nhiễm 3. Trình bày được căn cứ chẩn đoán và phương hướng điều trị bệnh truyềnnhiễmNỘI DUNG1. Vị trí và tầm quan trọng của môn học Trước kia bệnh truyền nhiễm được xếp chung vào các bệnh nội khoa. Từ nửađầu thế kỷ XIX, nó được tách ra thành một chuyên khoa độc lập. Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thếgiới. Tùy từng vùng địa lý, khí hậu, tùy trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗivùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau (vùng nhiệt đới và cận nhiệtđới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì tỷ lệ mắc bệnh cao và cónhiều loại bệnh truyền nhiễm hơn) Bệnh truyền nhiễm đều có khả năng lây từ người bệnh sang người lành, nhiềubệnh phát triển thành dịch (thậm chí là đại dịch). Do vậy số lượng bệnh nhân truyềnnhiễm rất đông và số lượng tử vong cũng lớn. Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng, nhiềubệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi, có những bệnh được vĩnh viễn xóa bỏ (như bệnhđậu mùa). Tuy vậy một só bệnh như sốt rét, viêm gan virus, Dengue xuất huyết, sốtxuất huyết, nhiễm HIV/AIDS… Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh hoạtlạc hậu. Vì vậy bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm( như Dengue xuất huyết, sốt rét, nhiễm khuẩn do màng não cầu, dịch tả, dịch hạch…)2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu Từ cổ xưa – thời Hypocrat bệnh truyền nhiễm đã được người ta biết với tên gọilà “ Bệnh dịch ” để nói lên tính chất nặng và phát triển rộng của bệnh. Thời đó ngườita cho rằng bệnh có liên quan đến những “ khí độc ”. Vào thế kỷ XVI, bắt đầu ra đờikhái niệm “lây” thay cho quan niệm “khí độc”. Học thuyết về sự lây bệnh từ ngườibệnh sang người lành được D.S.Samoilovitra đề xuất vào năm 1784. Từ nửa đầu thếkỷ XIX người ta mới chia bệnh truyền nhiễm thành một chuyên ngành riêng biệt. Tiếpsau là sự phát minh ra kính hiển vi đã tìm ra những vi khuẩn (mầm bệnh) mà các báchọc đi đầu là L.Pasteur, R.Koch, I.I.Mechnhicop… Từ khi kính hiển vi điện tử ra đời,có thể phóng đại gấp hàng chục, trăm nghìn lần đã giúp cho việc tìm ra virus.3. Những đặc điểm của bệnh truyền nhiễm3.1. Những đặc điểm về bệnh sinh, đường lây và phát bệnh + Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi mộtbệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên + Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏebằng nhiều đường khác nhau. Nhiều bệnh có một đường lây truyền, một số ít bệnh có2 đến 3 đường lây truyền . 86 + Bệnh phát triển thường có chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn củabệnh diễn ra kế tiếp nhau : nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục. + Sau khi mắc bệnh truyền nhiễm, cơ thể có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đápứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình đó gọi là tạo thành miễn dịch. Tùy theobệnh và tùy theo cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau,thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cũng khác nhau. + Sức thụ bệnh khác nhau tùy theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân : có loại bệnhkhi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc 100%; nhưng cũng có loại mầm bệnh khi cơthể nhiễm phải mầm bệnh không nhất thiết trường hợp nào cũng mắc bệnh.3.2. Tiến triển của bệnh Bệnh truyền nhiễm diễn ra qua các thời kỳ ( hay còn gọi là “giai đoạn” ) sau :3.2.1. Thời kỳ ủ bệnh Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho tới trước khi xuất hiện những triệuchứng đầu tiên. Trong thời kỳ này, người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì. Thờikỳ ủ bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh,sức đề kháng của cơ thể. Thời kỳ này rất ngắn (hàng giờ ) nhưng có thể rất dài ( hàngtháng ). Có không ít trường hợp người nhiễm bệnh mang mầm bệnh kéo dài ( thể tiềmtàng hoặc người lành mang mầm khuẩn ).3.2.2. Thời kỳ khởi phát Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhưng chưa phải lúc bệnhnặng và rầm rộ nhất. Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu : Từ từ và độtngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởiphát đầu tiên cũng là sốt.3.2.3. Thời kỳ toàn phát Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồngthời cũng là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳnày. Trong một lúc có thể biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.3.2.4. Thời kỳ lui bệnh Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị,mầm bệnh và độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Người bếnh sẽcảm thấy đỡ dần. Những triệu chứng của thời kỳ toàn phát dần dần mất đi. Nếu khôngđược can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với nhữngbiến chứng và hậu quả nặng.3.2.5. Thời kỳ hồi phục (lại sức) Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnhthì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bìnhthường chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ngơihoặc tiếp tục lao động, chiến đấu được tùy theo khả năng bình phục.4. Phân loại bệnh truyền nhiễm Có rất nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tùy theo những quan niệm, mụcđích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đườnglây gồm 5 nhóm để tiện cách ly, quản lý đồng thời cũng tiện cho chăm sóc điều trị. 5nhóm bệnh đó là - Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa - Bệnh lây truyền theo đường hô hấp - Bệnh lây truyền theo đường máu - Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc ...

Tài liệu có liên quan: