
Đại siêu thị (Hypermarket) và xu hướng mua sắm của khách hàng thế hệ z tại TP. Hồ Chí Minh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại siêu thị (Hypermarket) và xu hướng mua sắm của khách hàng thế hệ z tại TP. Hồ Chí Minh ĐẠI SIÊU THỊ (HYPERMARKET) VÀ XU HƯỚNG MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG THẾ HỆ Z TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Trần Lê Mỹ Quỳnh, Trần Gia An, Vũ Thị Thu Phương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Lưu Thanh Tân TÓM TẮT Đại siêu thị (Hypermarket) là một dạng siêu cửa hàng kết hợp giữa một siêu thị và một cửa hàng bách hóa. Nó tạo ra một địa điểm bán lẻ khổng lồ có khả năng chứa rất nhiều loại sản phẩm và hàng hóa bên trong, bao gồm toàn bộ các dòng sản phẩm tạp hóa cho đến đủ các loại sản phẩm thông thường khác. Bên cạnh đó không thể không kể đến chiếm lĩnh của của thế hệ Z (những người sinh trong khoảng 1995 trở về sau), đang trở thành nhóm định hình xu hướng về mọi mặt từ giải trí, thời trang cho đến tiêu dùng, có tầm ảnh hưởng ngược lại Millennials (thế hệ sinh khoảng 1980- 1995). Từ những lập luận trên, nhóm tác giả chọn đề tài: ‚Đại siêu thị (Hypermarket) và xu hướng mua sắm của khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh‛. Trường hợp nghiên cứu là tại các Đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh: Aeon, Emart, Co.opXtra, LOTTE Mart, Mega Market. Bài nghiên cứu sẽ đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm của khách hàng thế hệ Z tại Đại siêu thị. Từ khoá: Bách hoá, bán lẻ, đại siêu thị, hypermarket, thế hệ Z. 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị lớn và hiện đại, cùng với lối sống công nghiệp đang tạo điều kiện để các dịch vụ bán lẻ phát triển nhanh chóng. Song song với các kênh bán lẻ điện tử, Đại siêu thị (Hypermarket) là một trong những phân khúc được đầu tư mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm từ khách hàng. IDG nhận định (2018), Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2017 ” 2022, với mức tăng bình quân khoảng 14% mỗi năm, vượt qua các quốc gia mới nổi khác như Ấn Độ, Philippines, hay cả thị trường lớn như Trung Quốc. Có thể thấy, thị trường mua sắm đang chứng kiến sự những cuộc đổ bộ lớn vào Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực. Việc hướng tới phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giúp các Đại siêu thị có thể tin tưởng rằng người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm, được tận hưởng và thỏa mãn hơn với những lợi ích của họ. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Thế hệ Z ” những người có mức độ mong đợi và phản ứng với việc mua hàng là khác nhau. Lewis (2014) trong nghiên cứu về thế hệ Z dự đoán rằng sẽ có sự sụt giảm trong các thị trường đại chúng, nơi mà người mua sẽ dần tìm kiếm sự độc quyền. Dykstra (2012) cũng cho thấy hành vi mua và tiêu dùng của thế hệ Z sẽ phá vỡ đáng kể sự cân bằng giữa nguồn cung và môi trường cạnh tranh kinh doanh. Những phát hiện từ nghiên cứu của Simangunsong (2018) cho thấy rằng 1777 thế hệ Z là một người mua tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ngay lập tức nếu họ có mong muốn về một sản phẩm cụ thể. 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng tại đại siêu thị 2.1.1 Sự hài lòng của khách hàng Hành vi mua sắm của một khách hàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như văn hoá, địa vị xã hội, cá nhân và tâm lý. Hầu hết những yếu tố này là không thể kiểm soát và đóng vai trò quan trọng trong hành vi mua sắm đầy phức tạp của người tiêu dùng. Hành vi này được định nghĩa là những quá trình liên quan khi những cá nhân, hoặc tập thể lựa chọn, mua, sử dụng hoặc chối bỏ các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc trải nghiệm nhằm thoải mãn nhu cầu và khát khao của họ (Solomon, 1995). Trong marketing, cụm từ hành vi mua sắm ám chỉ không chỉ đơn thuần là hành vi mua hàng, mà còn bao gồm cả các hoạt động trước khi mua và sau khi mua. Các hoạt động sau khi mua bao gồm việc đánh giá các sản phẩm đã mua và giảm đi sự lo lắng về việc mua các sản phẩm ít sử dụng với giá đắt đỏ (Kumar, 2017). 2.1.2 Dự định tái mua Theo Hellier & ctg (2003), dự định tái mua đề cập đến phán quyết của người tiêu dùng về việc mua lại một sản phẩm/dịch vụ được chỉ định thường xuyên hơn trong tương lai từ cùng một công ty. Oliver (1997) chỉ ra rằng ý định mua lại bắt nguồn từ lòng trung thành được cam kết sâu sắc để mua lại cùng một sản phẩm/dịch vụ mặc dù hành vi chuyển đổi có thể được gây ra bởi những ảnh hưởng tình huống và nỗ lực tiếp thị khác. Ngoài ra, Reichained (2001) tìm ra mối quan hệ đáng kể giữa hành vi tái mua và sự hài lòng của khách hàng. Durvasula & ctg (2004) cũng đồng ý rằng thông qua việc cung cấp liên tục các giá trị và sự hài lòng cao hơn, khách hàng trở nên thực sự trung thành với một tổ chức. 2.1.3 Mối liên hệ giữa sự hài lòng và dự định tái mua Theo Wakefield & Baker (1998) dự định tái mua bị ảnh hưởng bởi sự hài lòng của khách hàng, hứng thú mua sắm và mong muốn ở lại trong môi trường mua sắm giải trí. Trạng thái hài lòng dẫn đến thái độ tích cực đối với việc mua hàng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đại siêu thị Khách hàng thế hệ z Hành vi khách hàng Dự định tái mua Chất lượng khách hàngTài liệu có liên quan:
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 338 0 0 -
Đề cương môn học hành vi khách hàng - ĐH Mở
10 trang 326 0 0 -
Bài giảng Hành vi khách hàng - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
87 trang 317 2 0 -
20 trang 309 0 0
-
Bộ đề trắc nghiệm Marketing căn bản
55 trang 263 1 0 -
Bài giảng Hành vi khách hàng: Chương 3 - TS. Nguyễn Khánh Trung
24 trang 241 1 0 -
Bài giảng Hành vi người tiêu dùng du lịch
119 trang 204 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn học tập Hành vi khách hàng - Th.S Tạ Thị Hồng Hạnh
200 trang 196 0 0 -
29 trang 179 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược marketing của Cocacola
21 trang 139 0 0 -
Bài giảng Quản trị marketing - ĐH Kinh tế Quốc dân
113 trang 95 0 0 -
Bài thuyết trình Hành vi khách hàng: Chương II
41 trang 92 0 0 -
Hành vi khách hàng và lý thuyết cơ bản
26 trang 85 0 0 -
Phân tích thị trường tiêu dùng và hành vi người mua
35 trang 84 0 0 -
Bài giảng Marketing căn bản: Giới thiệu môn học - TS. Đinh Tiến Minh
6 trang 65 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Chiến lược giá (Pricing strategy)
5 trang 60 1 0 -
46 trang 55 0 0
-
Định vị xu hướng truyền thông theo cách mới
4 trang 52 0 0 -
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 4 - ĐH Kinh tế Quốc dân
12 trang 48 0 0 -
Lý thuyết lợi ích người tiêu dùng
40 trang 46 0 0