Danh mục tài liệu

Đái tháo đường (Bệnh học cơ sở)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.35 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh đái tháo đường, một bệnh lý chuyển hóa mãn tính ngày càng phổ biến. Chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh, cũng như các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán giúp phát hiện sớm. Bài học cũng sẽ đề cập đến các phương pháp điều trị hiện đại và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đái tháo đường (Bệnh học cơ sở) Bài 10 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của đái tháo đường 2. Mô tả được các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường 2. Trình bày được cách điều trị và phòng bệnh đái tháo đườngNỘI DUNGI. ĐẠI CƯƠNG1. Định nghĩa Đái tháo đường là nhóm của các bệnh chuyển hoá, có đặc điểm tăng đườnghuyết do thiếu hụt về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng đườnghuyết kéo dài kéo theo những tổn thương, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể,đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.2. Nguyên nhân Điều chỉnh đường huyết là vai trò của các tuyến nội tiết: Tuỵ, tuyến yên, tuyếnthượng thận, tuyến giáp. Trong một số bệnh, các tuyến này vẫn không đảm đươngđược sự cân bằng và sẽ gây bệnh. Có hai loại nguyên nhân của đái tháo đường: Nguyên nhân ngoài tuỵ và do tuỵ.2.1. Nguyên nhân ngoài tụy - Cường tuyến yên - Cường vỏ thượng thận - Cường tuyến giáp2.2. Nguyên nhân tụy: Sỏi tuỵ, viêm tụy, ung thư tụy Nguyên nhân thuận lợi gây bệnh là: Yếu tố gia đình, người béo, nhiều tuổi, íthoạt động về thể lực, hoặc hay sử dụng các thuốc lợi tiểu đào thải muối (Hypothiazit,Novurit).3. Các yếu tố nguy cơ - Béo phì (BMI > 25) - Tăng huyết áp - Rối loạn mỡ máu - Tiền sử đẻ con trên 4 kg - Tiền sử bị đái tháo đường thai nghén - Gia đình có người bị đái tháo đường (Bố, mẹ, anh, chị em ruột) - Tiền sử rối loạn dung nạp Glucose - Chủng tộc da đỏ, da đen - Người trên 45 tuổi4. Phân loại đái tháo đường Theo ADA (American Diabete Association)(Hội đái tháo đường Mỹ) thì bệnhđái tháo đường được chia thành 4 nhóm chủ yếu sau: - Đái tháo đường typ 1: do tổn thương hoặc suy giảm chức năng tế bào nguyên phát, đưa đến thiếu insulin hoàn toàn. + Xảy ra ở người trẻ, phần lớn từ 10 - 20 tuổi. 39 + Tỷ lệ mới mắc cao ở các gia đình có ngưòi bị đái đường typ 1, có xu hướnghôn mê toan huyết. - Đái tháo đường typ 2: + Thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. + Đường huyết thường tăng cao nhiều năm trước khi được chẩn đoán. + Thường ở người có triệu chứng nhẹ, phát hiện tình cờ. + Đa số bệnh nhân thuộc loại béo - Đái tháo đường thai nghén: + Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai có đường huyết tăng hoặcgiảm dung nạp glucose, gặp khi có thai lần đầu và thường mất đi sau đẻ. + Đái tháo đường ở người mang thai thường khởi phát từ tuần lễ thứ 24 của thaikỳ, đôi khi xuất hiện sớm hơn. + Một số phụ nữ được xếp vào nhóm có nguy cơ cao là: Béo phì, tiền sử giađình có người mắc bệnh đái tháo đường, tiền sử sinh con trên 4 kg, tiền sử bị sẩy thaihoặc thai chết lưu không tìm được nguyên nhân, ở phụ nữ trên 30 tuổi. Để phát hiện sớm, tất cả phụ nữ có thai nên được kiểm tra đường huyết để pháthiện đái tháo đường vào tuần lễ thứ 24 và thứ 28 của thời kỳ mang thai. - Rối loạn dung nạp glucose. Rối loạn dung nạp glucose chỉ được phép kết luận sau khi đã tiến hành nghiệmpháp tăng đường huyết bằng đường uống.II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG1. Cơ năng, toàn thân Lúc đầu rất khó chẩn đoán, không có biểu hiện rõ. Sau bệnh tiến triểndần, với các triệu chứng:1.1. Đối với tiểu đường typ 1 - Người bệnh thường trẻ, bệnh cảnh thường bị nhiễm toan Ceton. - Uống nhiều, đái nhiều, người bệnh mất nước, rất khát và thích nước ngọt. - Gầy nhiều do giảm đồng hoá và tăng dị hoá Protid, Lipid, làm teo các cơ, cáctổ chức mỡ dưới da. - Sút cân có thể 5-10 kg trong vài tháng. - Ăn nhiều, người bệnh luôn có cảm giác đói, do vậy ăn rất nhiều. - Mệt mỏi nhiều, hay bị nhiễm trùng; đặc biệt là nhiễm trùng da, sinh dục, tiếtniệu.1.2. Triệu chứng của tiểu đường typ 2 Thường gặp ở người bệnh lớn tuổi. Phần lớn người bệnh có béo phì, biểu hiện của bệnh kín đáo, thường diễn biếntiềm tàng trong thời gian dài (có yếu tố gia đình). Biến chứng thường gặp là tăng áp lực thẩm thấu máu.2. Triệu chứng thực thể: Thường thể hiện bằng cỏc biến chứng của đỏi thỏo đường:2.1. Biến chứng cấp tính - Hôn mê do nhiễm toan ceton - Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu - Nhiễm toan acid lactic - Hạ đường huyết2.2. Biến chứng mạn tính * Biến chứng vi mạch: - Biến chứng mắt: Bệnh võng mạc, đục thuỷ tinh thể - Bệnh thận do đái tháo đường 40 * Biến chứng mạch máu lớn: - Suy mạch vành: Thiếu máu cơ tim gây đau ngực, nhồi máu cơ tim - Xơ vữa mạch và rối loạn chuyển hoá lipid - Tăng huyết áp - Bệnh động mạch chi dưới: Viêm động mạch chi dưới - Tai biến mạch máu não * Biến chứng khác - Biến chứng ngoài da: Ngứa lan toả, nhiễm nấm sinh dục - Nhiễm trùng: - Biến chứng vùng miệng: Viêm quanh răng - Biến chứng thần kinh ngoại biên: Viêm đa dây thần kinh3. Triệu chứng cận lâm sàng: Rất cần thiết để chẩn đoán sớm và phát hiện mức độnặng của bệnh.Xét nghiệm: - Đường máu lúc đói tăng: Trên 7 mol/l - Đường máu bất kì : Trên 11,1 mol/lHoặc sau làm nghiệm pháp tăng Glucose máu trên 11,1mol/l - Nước tiểu có Glucose (+) - U rê và Creatinin có thể tăngIII. Chẩn đoán đái tháo đường Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng (xét nghiệm đường máu) - Đường máu lúc đói tăng: Trên 7 mol/l - Đường máu bất kì : Trên 11,1 mol/l - Hoặc sau làm nghiệm pháp tăng Glucose máu trên 11,1mol/lIV. TIẾN TRIỂN - BIẾN CHỨNG Là một bệnh mạn tính, luôn bị đe dọc bởi các biến chứng đã nói ở trên. Hôn mêđái đường là biến chứng nặng nhất đễ gây tử vong. Tiên lượng bệnh phụ thuốc vàocông tác chăm sóc, theo dõi và điều trị về thuốc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: