Danh mục tài liệu

Dải yếm – Biểu tượng văn hóa của người Việt trong ca dao tình yêu

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dải yếm – Biểu tượng văn hóa của người Việt trong ca dao tình yêu1. Là một bộ phận không nhỏ của thơ ca dân gian, ca dao tình yêu đã để lại trong tâm hồn người đọc những ấn tượng đậm đà sâu sắc. Đó là tiếng tơ đàn muôn điệu chắt lọc từ trái tim yêu của nam nữ thanh niên nông thôn vừa mộc mạc hồn hậu, vừa tinh tế thanh cao. Tình yêu ấy được bộc lộ bằng nhiều cách khác nhau, song cách thông qua các vật dụng thông dùng của cá nhân thu hút...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dải yếm – Biểu tượng văn hóa của người Việt trong ca dao tình yêu Dải yếm – Biểu tượng văn hóa của người Việt trong ca dao tình yêu 1. Là một bộ phận không nhỏ của thơ ca dân gian, ca dao tình yêu đã để lạitrong tâm hồn người đọc những ấn tượng đậm đà sâu sắc. Đó là tiếng tơ đàn muônđiệu chắt lọc từ trái tim yêu của nam nữ thanh niên nông thôn vừa mộc mạc hồnhậu, vừa tinh tế thanh cao. Tình yêu ấy được bộc lộ bằng nhiều cách khác nhau,song cách thông qua các vật dụng thông dùng của cá nhân thu hút sự chú ý hơn cả… Trong số đó chúng tôi nhận thấy chiếc dải yếm được nhắc lại nhiều lần nhưmột môtíp, một ám ảnh nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mĩ độc đáo mà có lẽ hiếm cósự vật khác nào có được. Dải yếm - biểu tượng vẻ đẹp người con gái: So với nhiều vật dụng đi vào ca dao như áokhăn, gương lược, bát đũa, chiếu giường, dải yếmthường gắn liền với vẻ đẹp người con gái hơn cả.Nó không chỉ là trang phục có chức năng bảo vệ,che chắn mà còn tôn thêm vẻ đẹp cho người phụ nữ. Nhắc đến dải yếm là nhắcđến người con gái xinh đẹp được khẳng định và nâng niu dưới ánh mắt của ngườinam tử: Tấm yếm đào sao em khéo giữ màu/ Răng đen nhưng nhức, mái tóc đầuem hãy còn xanh/ Sao em ở vậy cho đành? Đẹp như tiên giáng trần - đó là cách ví von quen thuộc của người bình dân khinói về một người con gái đẹp. Dẫu cô tiên chỉ có trong trí tưởng tượng mà thôinhưng hình ảnh về cô tiên vẫn không thể thiếu đôi dải yếm tươi tắn điểm tô: Mỗitranh vẽ một cô tiên/ Cô đàn cô sáo, cô gõ sênh tiền đẹp sao/ Cô nào yếm cũnglòng đào/ Cô nào mắt cũng như sao trên trời. Thế đấy, người phụ nữ đẹp đâu chỉnhờ môi thơm mắt sáng, quần lĩnh áo the mà còn nhờ em đeo dải yếm đào nữa. Tạo hóa đã sinh ra người phụ nữ với “vóc dáng thiên thần” để mang lại sắchương cho cuộc đời. Không phải không có lí khi tác giả dân gian viết: Ba cô độigạo lên chùa/ Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư/ Sư về sư ốm tương tư/ Ốm lăn ốmlóc cho sư trọc đầu. Con người ai cũng yêu cái đẹp. Nên dẫu có tếu và có phần hơiquá nhưng người đọc vẫn cảm nhận được “cô yếm thắm” kia có sức thu hút nhưmột thỏi nam châm. Người con gái có lẽ đẹp nhất ở độ xuân thì với những dấu hiệu môi đỏ máhồng, yếm thắm khăn nhung. Dễ hiểu khi thấy vẻ đẹp ở người con gái “hao hụt” đirất nhiều vì không còn mang yếm thắm: Chưa chồng yếm thắm đeo hoa/ Chồngrồi hai vú bỏ ra tày gành. Câu ca dao miêu tả sự đối lập giữa hai chân dung - haihoàn cảnh - hai quãng đời khác nhau để từ đó khẳng định vai trò của dải yếm trongviệc làm đẹp thêm cho người con gái. Nhờ nó mà vẻ đẹp của họ được tôn lên rấtnhiều. Trong ca dao tình yêu, dải yếm đã trở thành vật dụng trang sức gần gũi thânthiết vừa che chắn bảo vệ vừa làm đẹp làm duyên cho người con gái. So với áokhăn gương lược, dải yếm có vẻ gần gũi với thịt da - nơi thể hiện rất rõ vẻ đẹp củangười phụ nữ - mang hơi ấm mùi hương gợi sức quyến rũ nhiều hơn cả. Cho nêndải yếm chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái đẹp. Họ mặc yếm đâuchỉ làm đẹp cho mình mà còn để đẹp mắt bạn tình, vì thế dải yếm trong ca dao cònlà cái cớ để gặp gỡ, giao duyên, tình tự trăm năm. Dải yếm - cầu nối để gặp gỡ, tình tự, giao duyên: Trầu thường xuất hiện trong mảng ca dao cổ truyền viết về tình yêu nam nữ.“Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Mời trầu còn để bày tỏ tình yêu: Trầu xanh cauđắng chày vàng, Cơi trầu bịt bạc, thiếp mời chàng ăn chung. Nhận trầu đồngnghĩa với nhận tình yêu – nhận lời trăm năm: Em đi ăn miếng trầu anh, Đi rakhông dám vui cười với ai… Đó là quan niệm mang tính truyền thống của ngườidân lao động. Song ta sẽ tìm thấy sự thú vị ở cách mời trầu rất khác, táo bạo màcũng đầy nữ tính của cô gái trong bài ca dao: Trầu anh trầu đãy, trầu khăn/ Trầuem dải yếm, có ăn em mời. Không mối lái, không cần bâng quơ, không bị động ăntrầu để rồi làm dâu nhà người, “em” rất khéo léo mà cũng rất thật khi hé mở tấmlòng thông qua dải yếm thắm. Chẳng ai tin lời mời khác người thế, nhưng không aibắt bẻ em. Bởi vì đó là cách nói chân thành cốt để chứa đựng cái “thần” của câu cadao. Tấm lòng yêu thương của em dành cho người con trai mình đã phải lòng. Dảiyếm ở đây đã trở thành miếng trầu đặc biệt. Một cô gái khác dùng dải yếm để thể hiện khát vọng và tính cách theo cáchriêng của mình: Ước gì dải yếm em dài/ Để em buộc lấy những hai anh chàng.Nghịch ngợm nhưng đáng yêu. Sự phóng túng trong điều ước đã bộc lộ trí tưởngtượng phong phú, dồi dào của cô gái ở độ tuổi mười tám đôi mươi. Nói chỉ để mànói thế thôi, vì trong tim mỗi người chỉ mong ước lưu giữ một bóng hình. Ao ướccủa cô gái trong bài ca dao này có lẽ là khát khao yêu thương, khát khao được thểhiện chính mình. Cũng là điều ước nhưng hay nhất, đẹp nhất, nên thơ và gợi cảm nhất vẫn là:Ước gì sông hẹp một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. Con sông vốnlà biểu tượng ngăn cách chia lìa, cây cầu lại là biểu tượng của s ...