Danh mục tài liệu

Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp so sánh các mô hình và phương thức triển khai

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp là những hoạt động tương đối mới đối với Việt Nam. Giáo dục nghề nghiệp cần được định nghĩa rõ ràng theo quan điểm hiện đại. Những yếu tố quan trọng nhất trong đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: bộ chuẩn kiểm định, chất lượng kiểm định viên và tính tường minh và hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong được phân tích và so sánh giữa Việt Nam và các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp so sánh các mô hình và phương thức triển khai ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP SO SÁNH CÁC MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI Lê Quang Minh* TÓM TẮT: Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp là những hoạt động tương đối mới đối vớiViệt Nam. Giáo dục nghề nghiệp cần được định nghĩa rõ ràng theo quan điểm hiện đại.Những yếu tố quan trọng nhất trong đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: bộchuẩn kiểm định, chất lượng kiểm định viên và tính tường minh và hiệu quả của hệ thốngđảm bảo chất lượng bên trong được phân tích và so sánh giữa Việt Nam và các tiêu chuẩnkhu vực và quốc tế. Bốn kiến nghị được đưa ra, bao gồm: điều chỉnh bộ chuẩn theo mô hìnhnguyên lý cùng với các chuẩn bị đầy đủ, mô hình hỗn hợp bao gồm 2 giai đoạn cũng đượcđề xuất. Năng lực kiểm định viên cũng là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng thật sựcó chất lượng. Văn hóa chất lượng và tính tường minh của hệ thống đảm bảo chất lượng bêntrong cũng cần có nhiều quy định và hướng dẫn của các Bộ chủ quản để giúp tăng cường sựgiám sát xã hội với các số liệu, các minh chứng và các hoạt động liên quan đến chất lượngcủa các trường. Đây là vai trò rất quan trọng của các Bộ. Trong điều kiện Việt Nam, tínhtường minh và sự giám sát đảm bảo chất lượng có thể là những hoạt động cần được triểnkhai trước tiên. Từ khóa: đảm bảo chất lượng, giáo dục nghề nghiệp, kiểm định viên, bộ chuẩnkiểm định Giáo dục nghề nghiệp theo quan điểm hiện nay Gần đây, trong các văn kiện và tên các cơ quan chức năng có sự thay đổi thuậtngữ “đào tạo nghề” (vocational training) sang giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Vídụ: Luật Dạy nghề thành Luật Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Dạy nghề thànhTổng cục Giáo dục nghề nghiệp,… Tuy nhiên, hai thuật ngữ GDNN và đào tạonghề đôi khi còn được sử dụng như những từ đồng nghĩa. Do đó, để có thể xácđịnh được đúng chất lượng GDNN, thuật ngữ này cần phải được làm rõ. Giáo dục nghề nghiệp254 (Technical Vocational Education and Training-TVET) được UNESCO (2015) định nghĩa như sau: “Phát triển giáo dục, đào tạovà kỹ năng liên quan đến nhiều yếu tố thuộc lãnh vực nghề nghiệp, sản xuất,dịch vụ và đời sống; đây là một phần của học tập suốt đời, có thể được triển khai* Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh254 TVET (Technical Vocational Education and Training)498ở bậc trung học và sau trung học và bao gồm học tập tại nơi làm việc, học tậpthường xuyên và phát triển nghè nghiệp dẫn đến nhiều trình độ. GDNN còn baogồm một phổ rộng các cơ hội phát triển nghề nghiệp quốc gia và cộng đồng. Họccách học (learn to learn), phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ và tính toán, các kỹnăng chuyển đổi255 và kỹ năng công dân là những thành tố cần được tích hợp vàoGDNN”. Định nghĩa của UNESCO cho thấy những thành tố quan trong của giáodục như học cách học, học tập suốt đời, các kỹ năng chuyển đổi (quan trọng nhấtlà kỹ năng mềm),… là những thành tố không thể thiếu khi đánh giá chất lượngGDNN. Phần năng lực tư duy, kỹ năng mềm, các tố chất công dân là những phầnít được chú ý ở Việt Nam. Các chương trình GDNN ở Việt Nam thường thiên vềđào tạo nghề. Cunningham W. and Paula Villasenor (2016), trích dẫn định nghĩa củaMoodie (2006) về GDNN bao gồm các yếu tố: (1) Giáo dục dựa trên chuẩn năng lực (competency-based education) theohướng ứng dụng; (2) Kỹ năng tư duy bậc cao (higher-order reasoning) và giải quyết vấn đề; (3) Hành vi thái độ phù hợp với nghề nghiệp; (4) Kỹ năng nghề nghiệp; (5) Kỹ năng kỹ thuật; (6) Kỹ năng phát triển bản thân. Tác giả này định nghĩa đào tạo nghề (vocational training) như sau:“bao gồmcác hoạt động được thiết kế để đạt được kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp do yêucầu của từng nghề đòi hỏi”. Dựa vào các định nghĩa tham khảo từ các nguồn UNESCO (2015) và WorldBank (2016), ta có thể so sánh sự khác biệt rất lớn giữa 2 thuật ngữ GDNN và đàotạo nghề (Bảng 1)255 Transferable skills: là những kỹ năng cần thiết cho mọi nhàng nghề (khác với kỹ năng nghề nghiệp) như: kỹ năng giao tiếp,làm việc nhóm, lãnh đạo, khởi nghiệp, tư duy phản biện,… 499 Bảng 1. Những khác biệt chính giữa GDNN và đào tạo nghề Giáo dục nghề nghiệp Đào tạo nghề- Hướng đến năng lực (tổ hợp giữa kiến - Hướng đến kỹ năng thiên về tay chânthức, kỹ năng, hành vi/thái độ)- Tư duy bậc cao và giải quyết vấn đề - Tư duy bậc thấp- Hoàn thiện, phát triển bản thân và các - Chú trọng đến hành vi/thái độ cần thiếttố chất công dân cho nghề nghiệp- Học tập suốt đời - Chú trọng đến yêu cầu tuyển dụng Th ...