Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.22 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận công bố kết quả nghiên cứu đa dạng về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận góp phần xây dựng cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cậnBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0005 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở HỒ AYUN HẠ VÀ VÙNG PHỤ CẬN Hoàng Đình Trung1,* Tóm tắt. Bài báo công bố kết quả điều tra về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận, tỉnh Gia Lai trong 1 năm (3/2021 -3/2022). Cho đến nay đã xác định được 14 loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại thuộc 13 giống, 11 họ, 10 bộ và 4 ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta), Nấm mốc (Oomycota), Thân mềm (Mollusca) và ngành Động vật có dây sống (Chordata). Trong đó, ngành Ngọc Lan có 8 loài thuộc 5 bộ, 5 họ, 7 giống và 8 loài; ngành Nấm mốc có 1 bộ, 1 họ, 1 giống và 1 loài; ngành Thân mềm có 2 bộ, 2 họ, 2 giống và 2 loài; ngành Động vật có dây sống gồm 2 bộ, 3 họ, 3 giống và 3 loài. Trong 14 sinh vật ngoại lai có 10 loài ngoại lai xâm hại (chiếm 71,43 %) và 4 loài có nguy cơ xâm hại (chiếm 28,57 %) (theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Bước đầu đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phòng diệt các loài SVNLXH có vùng phân bố rộng và diện tích xâm lấn cao (ốc bươu vàng và cây mai dương) để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương. Từ khóa: Hồ Ayun Hạ, sinh vật ngoại lai xâm hại, tỉnh Gia Lai.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thếgiới, với nhiều kiểu hệ sinh thái các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Tuynhiên tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam kém bền vững dưới tác động do sự thay đổicủa các yếu tố môi trường, trong đó có tác động xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai (HoàngThị Thanh Nhàn và cộng sự, 2012). Sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) là loài ngoại lailấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằngsinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2018).SVNLXH có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như theo conđường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhậptheo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người (Tổng cục Môi trường, 2011).Trong thời gian gần đây, SVNLXH xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đãgây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông,lâm, ngư nghiệp và sức khỏe con người. Hồ nhân tạo Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai có bề mặt thoáng rộng 37 km2, dung tích khoảng253 triệu m3 nước, cách Trung tâm thành phố Pleiku 70 km về hướng Đông Nam, đập chínhvà cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện và vùng ngậpchính của hồ thuộc xã H’Bông, xã Ayun của huyện Chư Sê. Với đặc điểm chung mangnhiều hình thái với nhiều dạng địa hình, địa mạo nên huyện Phú Thiện và huyện Chư Sê,tỉnh Gia Lai có tính đa dạng sinh học cao (Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2021). Tuy nhiên,hiện nay, tính đa dạng sinh học và môi trường của huyện đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện và1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế* Email: hdtrung@husc.edu.vnPHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 45bùng phát của nhiều sinh vật ngoại lai xâm hại, đặc biệt là các loài động thực vật thủy sinhnhư bèo lục bình, cây mai dương, ốc bươu vàng. Hiện nay, nhiều loài SVNLXH đã tác độngtiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái bản địa, gây hại cho sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp cũng như nuôi trồng thủy hải sản; tuy nhiên, công tác điều tra thành phần loài, đặcđiểm phân bố và đánh giá mức độ xâm hại của SVNLXH ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cậnchưa được tiến hành. Trước sự đe dọa đó cần có nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng cũngnhư tác hại của các loài ngoại lại xâm hại để đề xuất giải pháp ứng phó, kiểm soát và quảnlý. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu đa dạng về thành phần loài SVNLXH ở hồAyun Hạ và vùng phụ cận góp phần xây dựng cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng và địa điểm Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thành phần loài SVNLXH phổbiến có mặt ở lòng hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai và vùng phụ cận. Nghiên cứu này thực hiện ở lònghồ Ayun Hạ và vùng phụ cận với 12 tuyến điều tra gồm xã H’Bông (4 tuyến), xã Ayun Hạ (3tuyến), xã Chư A Thai (2 tuyến), xã Ayun (2 tuyến) và xã Đắk Trôi (1 tuyến) (Bảng 1, Hình 1). Bảng 1. Hệ thống tuyến điều tra sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận Tuyến Tọa độ điểm xuất phát Tọa độ điểm kết thúc Hướng Địa điểm số Vĩ độ Kinh độ Vĩ độ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cậnBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0005 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở HỒ AYUN HẠ VÀ VÙNG PHỤ CẬN Hoàng Đình Trung1,* Tóm tắt. Bài báo công bố kết quả điều tra về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận, tỉnh Gia Lai trong 1 năm (3/2021 -3/2022). Cho đến nay đã xác định được 14 loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại thuộc 13 giống, 11 họ, 10 bộ và 4 ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta), Nấm mốc (Oomycota), Thân mềm (Mollusca) và ngành Động vật có dây sống (Chordata). Trong đó, ngành Ngọc Lan có 8 loài thuộc 5 bộ, 5 họ, 7 giống và 8 loài; ngành Nấm mốc có 1 bộ, 1 họ, 1 giống và 1 loài; ngành Thân mềm có 2 bộ, 2 họ, 2 giống và 2 loài; ngành Động vật có dây sống gồm 2 bộ, 3 họ, 3 giống và 3 loài. Trong 14 sinh vật ngoại lai có 10 loài ngoại lai xâm hại (chiếm 71,43 %) và 4 loài có nguy cơ xâm hại (chiếm 28,57 %) (theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Bước đầu đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phòng diệt các loài SVNLXH có vùng phân bố rộng và diện tích xâm lấn cao (ốc bươu vàng và cây mai dương) để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương. Từ khóa: Hồ Ayun Hạ, sinh vật ngoại lai xâm hại, tỉnh Gia Lai.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thếgiới, với nhiều kiểu hệ sinh thái các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Tuynhiên tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam kém bền vững dưới tác động do sự thay đổicủa các yếu tố môi trường, trong đó có tác động xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai (HoàngThị Thanh Nhàn và cộng sự, 2012). Sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) là loài ngoại lailấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằngsinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2018).SVNLXH có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như theo conđường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhậptheo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người (Tổng cục Môi trường, 2011).Trong thời gian gần đây, SVNLXH xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đãgây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông,lâm, ngư nghiệp và sức khỏe con người. Hồ nhân tạo Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai có bề mặt thoáng rộng 37 km2, dung tích khoảng253 triệu m3 nước, cách Trung tâm thành phố Pleiku 70 km về hướng Đông Nam, đập chínhvà cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện và vùng ngậpchính của hồ thuộc xã H’Bông, xã Ayun của huyện Chư Sê. Với đặc điểm chung mangnhiều hình thái với nhiều dạng địa hình, địa mạo nên huyện Phú Thiện và huyện Chư Sê,tỉnh Gia Lai có tính đa dạng sinh học cao (Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2021). Tuy nhiên,hiện nay, tính đa dạng sinh học và môi trường của huyện đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện và1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế* Email: hdtrung@husc.edu.vnPHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 45bùng phát của nhiều sinh vật ngoại lai xâm hại, đặc biệt là các loài động thực vật thủy sinhnhư bèo lục bình, cây mai dương, ốc bươu vàng. Hiện nay, nhiều loài SVNLXH đã tác độngtiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái bản địa, gây hại cho sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp cũng như nuôi trồng thủy hải sản; tuy nhiên, công tác điều tra thành phần loài, đặcđiểm phân bố và đánh giá mức độ xâm hại của SVNLXH ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cậnchưa được tiến hành. Trước sự đe dọa đó cần có nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng cũngnhư tác hại của các loài ngoại lại xâm hại để đề xuất giải pháp ứng phó, kiểm soát và quảnlý. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu đa dạng về thành phần loài SVNLXH ở hồAyun Hạ và vùng phụ cận góp phần xây dựng cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng và địa điểm Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thành phần loài SVNLXH phổbiến có mặt ở lòng hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai và vùng phụ cận. Nghiên cứu này thực hiện ở lònghồ Ayun Hạ và vùng phụ cận với 12 tuyến điều tra gồm xã H’Bông (4 tuyến), xã Ayun Hạ (3tuyến), xã Chư A Thai (2 tuyến), xã Ayun (2 tuyến) và xã Đắk Trôi (1 tuyến) (Bảng 1, Hình 1). Bảng 1. Hệ thống tuyến điều tra sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận Tuyến Tọa độ điểm xuất phát Tọa độ điểm kết thúc Hướng Địa điểm số Vĩ độ Kinh độ Vĩ độ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sinh vật ngoại lai xâm hại Nuôi trồng thủy hải sản Hệ sinh thái bản địa Cây mai dương Ốc bươu vàngTài liệu có liên quan:
-
Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy hải sản tỉnh Bình Thuận
3 trang 43 0 0 -
Động học quá trình hấp phụ NO3- lên than sinh học biến tính từ cây mai dương
12 trang 33 0 0 -
Mức sẵn lòng chi trả cho giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi - nghiên cứu điển hình ở Nam Định
3 trang 32 0 0 -
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang
9 trang 31 0 0 -
11 trang 29 0 0
-
Nghiên cứu khu hệ động vật nổi phục vụ nuôi trồng thủy hải sản bền vững ở vùng biển tỉnh Kiên Giang
10 trang 26 0 0 -
Giáo trình Mô đun Cho tôm đẻ: Phần 1- Lê Tiến Dũng (chủ biên)
42 trang 26 0 0 -
4 trang 25 0 0
-
113 trang 25 0 0
-
Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật nuôi tu hài
18 trang 23 0 0