
Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ĐĂNG KÝ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM Lê Ngọc Lâm* Lê Thị Thu Hà** Lời tòa soạn: Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến hết tháng 12/2015, Cục đã cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ cho 609 nhãn hiệu tập thể, 113 nhãn hiệu chứng nhận và 43 chỉ dẫn địa lý. Rõ ràng, cuộc đua đăng ký quyền bảo hộ SHTT đối với các đặc sản của các địa phương tuy lặng lẽ nhưng không kém phần quyết liệt. Song, vấn đề đáng quan tâm là, xác lập được quyền SHTT cho một đối tượng đã khó, giữ cho đối tượng ấy phát triển ổn định trên thị trường lại càng khó hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương ở nước ta. 1. Khái niệm tài sản trí tuệ địa phương “Tài sản trí tuệ” (intellectual asset) là khái niệm được sử dụng trong nhiềulĩnh vực khác nhau như kế toán, đầu tư, quản trị. Tuy cách tiếp cận khác nhaunhưng tài sản trí tuệ được hiểu một cách chung nhất, “là tài sản vô hình của doanhnghiệp, có khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp được tạo ra bởi hoạt động đổimới sáng tạo, sáng chế, những thiết kế độc đáo của tổ chức hoặc những hoạt độngkhác của nhân viên” (Lev 2001, trang 7). Từ khái niệm này Lê (2016) đã phát triểnthêm khái niệm tài sản trí tuệ địa phương, “là tri thức do con người tạo ra thôngqua hoạt động sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xãhội và con người của một vùng đất hoặc khu vực địa lý, có khả năng ứng dụng vàtạo ra giá trị từ việc sử dụng tri thức đó”. Các nghiên cứu về tài sản trí tuệ (TSTT) ở doanh nghiệp thường chia TSTTtheo bản chất pháp lý tương ứng với các đối tượng đó, bao gồm các chỉ dẫn thươngmại (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại…), các đổi mới sáng tạo (sáng chế,kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, giống cây trồng…) (WIPO 2013). Từ tiếp cậnvề TSTT gắn với tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phương, Lê(2016) đã phân chia TSTT thành các nhóm sau: - Thương hiệu (Brand): thuật ngữ thương hiệu được hiểu theo nghĩa hẹpnhất là các tên gọi gắn liền với điểm du lịch địa phương đó, nhưng lại là yếu tốquan trọng nhất đối với thương hiệu địa phương trong phát triển du lịch (Parrott,* Cục Sở hữu trí tuệ.** Trường Đại học Ngoại thương.Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 97Wilson và Murdoch, 2002) hay là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của dulịch địa phương đó (Lorenzini et al., 2011). Các thương hiệu này thường đượcbảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể để tạo ra công cụ quản trị hữu hiệu đối vớicác thương hiệu địa phương (Roya Ghafele & Benjamin Gibert, 2012, tr. 748) vàthúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm dựa vào văn hóa (Antonio Paolo Russo,2011, tr. 5). Các thương hiệu du lịch sẽ đạt được sự nhận biết rộng rãi trên phạmvi quốc tế khi được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế như di sản văn hóa thếgiới của UNESCO. - Các đặc sản địa phương: Đặc sản địa phương là cách gọi chung dành chonhững sản phẩm, mặt hàng mang tính chất đặc thù, có những đặc điểm riêng dođiều kiện tự nhiên, con người và truyền thống nơi xuất xứ. Khái niệm này giống vớikhái niệm “typical local product” (Angela Tregear, 2001) hay khái niệm “Terroir”(Tim Josling, 2006). Các đặc sản địa phương thường được quản lý tập thể dướidạng các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý, có vai tròquan trọng đối với sự phát triển của địa phương (Moran, 1993; Ray, 1998; Tregear,2003; Rangnekar, 2003) và trong phát triển du lịch (Bessière, 1998; Santagata,Russo& Segre, 2007). - Tri thức truyền thống và văn hóa dân gian: Là sản phẩm sáng tạo củanhiều thế hệ và cộng đồng xã hội phản ánh và xác định lịch sử, văn hóa, bản sắc vàcác giá trị xã hội của cộng đồng đó. Sau nhiều thế kỷ phát triển, các tri thức truyềnthống này có những hình thức thể hiện mới và được chuyển thành hàng hóa, phụcvụ mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Cũng giốngnhư các sản phẩm đặc sản địa phương, các tri thức truyền thống này dù được gọidưới nhiều tên khác nhau nhưng thường vẫn gắn với thương hiệu địa phương, vídụ cồng chiêng Tây Nguyên, chợ tình Sapa… Trong ba nhóm đối tượng trên, thương hiệu gắn với điểm đến thường là yếutố trung tâm, kết hợp với các yếu tố đặc trưng khác của địa phương như sản phẩmđặc sản và văn hóa truyền thống, tạo thành dấu hiệu nhận biết tổng thể về địaphương đó, hay còn gọi là thương hiệu địa phương. Cách phân loại mới về TSTT địa phương này cho thấy TSTT ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Khai thác tài sản trí tuệ Phát triển du lịch ở Việt Nam Chiến lược phát triển du lịch Du lịch Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 332 2 0 -
10 trang 124 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 107 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 66 0 0 -
15 trang 66 0 0
-
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 64 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN
10 trang 59 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Chiến lược phát triển bền vững du lịch Đà Lạt
29 trang 58 0 0 -
5 trang 57 0 0
-
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 50 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ
31 trang 49 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 47 0 0 -
Một trăm năm cải lương là năm nào
8 trang 46 2 0 -
146 trang 45 0 0
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 trang 45 1 0 -
Một số giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch Đồng Tháp trong xu thế hội nhập
13 trang 42 0 0 -
Phân tích các yếu tố truyền thông mạng xã hội đến ý định du lịch của du khách nội địa tại Việt Nam
15 trang 41 0 0 -
Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019
72 trang 41 0 0 -
Du lịch huyện đảo Lý Sơn nhìn từ góc độ phát triển bền vững
6 trang 41 0 0 -
13 trang 40 0 0