Danh mục tài liệu

Đánh giá của du khách quốc tế về du lịch Phú Quốc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 578.52 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này dựa vào kết quả phỏng vấn du khách quốc tế (là những người thông thạo tiếng Anh) về du lịch ở đảo Phú Quốc. Tổng số mẫu dùng trong nghiên cứu là 100 mẫu, số mẫu này được tác giả phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi trong hai đợt (đợt I là từ tháng 11-12 năm 2014 và đợt II là từ tháng 02-6 năm 2015).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá của du khách quốc tế về du lịch Phú QuốcTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH PHÚ QUỐC Phan Thị Dang1 TÓM TẮT Bài viết này dựa vào kết quả phỏng vấn du khách quốc tế (là những người thôngthạo tiếng Anh) về du lịch ở đảo Phú Quốc. Tổng số mẫu dùng trong nghiên cứu là 100 mẫu,số mẫu này được tác giả phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi trong hai đợt (đợt I là từtháng 11-12 năm 2014 và đợt II là từ tháng 02-6 năm 2015). Tác giả sử dụng thang đoLikert (từ 1 - Rất không hài lòng đến 5 - Rất hài lòng) để đánh giá mức độ hài lòng của dukhách quốc tế về du lịch ở một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở đảo Phú Quốc. Thêm vàođó, tác giả phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về du lịch ởđây. Kết quả của bài viết giúp hiểu rõ hơn về sự hài lòng của du khách quốc tế đối với dulịch ở đảo Phú Quốc. Qua nghiên cứu, tác giả có một số đề xuất giúp du lịch đảo PhúQuốc phát triển phù hợp hơn. Từ khóa: Du lịch, thang đo Likert, Phú Quốc, Kiên Giang, đồng bằng sông Cửu Long 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam,cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùngvới các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang, vùng Đồngbằng sông Cửu Long. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía Tây Bắc, là thủ phủ của huyệnđảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120km và cách thị xã Hà Tiên 45km. Năm2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này đượcUNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngành du lịch của Đảo phát triển mạnh trong những năm gần đây. Du khách đến vớiPhú Quốc ngày càng nhiều bao gồm cả du khách nội địa và quốc tế. Du lịch được xem nhưlà “chìa khóa” giúp Phú Quốc nhận được nhiều sự đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnhnhững mặt tích cực của sự phát triển thì cũng có những mặt trái đã và đang tác động xấuđến ngành du lịch của Đảo như vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,... Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá sự hài lòng của du khách quốc tế (là nhữngngười thông thạo tiếng Anh) về du lịch trên đảo Phú Quốc. Cụ thể, tác giả sử dụng thangđo Likert ở 5 mức độ (từ 1 - Rất không hài lòng đến 5 - Rất hài lòng) để đánh giá nhữngyếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch trên đảo Phú Quốc bao gồm: cơ sở hạ tầngphục vụ du lịch; cơ sở lưu trú; phương tiện vận chuyển tham quan; dịch vụ ăn uống, muasắm và giải trí; an ninh, trật tự và an toàn; hướng dẫn viên du lịch và giá cả các loại dịchvụ. Đồng thời, tác giả còn phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của dukhách quốc tế. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để giúp du lịch ở đảo Phú Quốc pháttriển hài hòa hơn.1 ThS. Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ.18 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Thuật ngữ “sự hài lòng của du khách” - bắt nguồn từ thuật ngữ “sự hài lòng của kháchhàng” trong lĩnh vực tiếp thị (Chen Y và CTV, 2012). Theo Chen và CTV (2012), từ nhữngnăm 60 của thế kỷ trước, nhiều học giả đã có những nghiên cứu về sự hài lòng của du khách.Pizam và CTV (1978) đã có những nghiên cứu tiên phong trong việc áp dụng lí thuyết về sựhài lòng của khách du lịch. Ở Việt Nam, có một số tác giả nghiên cứu về sự hài lòng nhưNguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004); Hà Nam Khánh Giao (2011). Có nhiều tác giả nghiên cứu về du lịch Phú Quốc như Đinh Công Thành (2012) vớiđề tài “Phân khúc thị trường du khách Phú Quốc”, bài viết tập trung xác định các tiêu chívà phân khúc thị trường du khách khi đến du lịch tại Phú Quốc. Thêm vào đó, Lương ThuTrâm (2009) với đề tài: “Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Phú Quốc”, tác giảdựa vào tình hình thực tế và nghiên cứu các khía cạnh có liên quan để đưa ra những giảipháp phát triển du lịch ở Phú Quốc. Nguyễn Thị Bé Ba với nghiên cứu về “Khai thác tiềmnăng phát triển các loại hình du lịch ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”. Tác giả phântích những tiềm năng phát triển du lịch ở Phú Quốc và đưa ra những giải pháp giúp pháttriển đa dạng các loại hình du lịch, điều này góp phần quan trọng vào việc khai thác hiệuquả lợi thế du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách và nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ việc tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài đã giúp cho tác giả có nhữngđịnh hướng nghiên cứu phù hợp hơn và tập trung phân tích những vấn đề liên quan theohướng sâu hơn. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 du khách quốc tế, là những du kháchthông thạo tiếng Anh bằng bảng hỏi trong hai đợt (đợt I là từ tháng 11-12 năm 2014 vàđợt II là từ tháng 02-6 năm 2015). Các địa điểm lấy mẫu là các địa điểm du lịch tập t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: