Danh mục tài liệu

Đánh giá hiện trạng, nguyên nhân ngập lụt cục bộ địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và đề xuất các giải pháp khắc phục

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 390.63 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện tại địa bàn nội ô thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang để đánh giá hiện trạng và xác định các nguyên nhân gây ngập lụt cục bộ, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ngập úng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiện trạng, nguyên nhân ngập lụt cục bộ địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và đề xuất các giải pháp khắc phục Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 57 – 64 An Giang University ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN NGẬP LỤT CỤC BỘ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Nguyễn Phú Thắng1 1 ThS. Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 25/02/13 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 04/05/14 Ngày chấp nhận đăng: 22/10/14 Title: Evaluating the reality, causes of the local flooding in Long Xuyen, An Giang and its solutions Từ khóa: Ngập lụt cục bộ, Long Xuyên, hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp Keywords: Local flooding, Long Xuyen, reality, cause, solutions ABSTRACT The research was conducted in Long Xuyen City of An Giang Province in order to assess the reality of local flooding and the reasons, thus provide solutions to the problem. The research was employed many research methods including field work and mapping. The results show that there are 19 flooding points, in which 3 points are severely, 4 are averagely and 12 are slightly affected. Streets such as Vo Thi Sau, Yet Kieu and Phan Dang Luu have the worst conditions with flooding period over one hour. The reasons include heavy rains, uncompleted sewerage systems, increase of urbanization and garbage. TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện tại địa bàn nội ô thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang để đánh giá hiện trạng và xác định các nguyên nhân gây ngập lụt cục bộ, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ngập úng. Các phương pháp nghiên cứu thực địa, phương pháp bản đồ được sử dụng cho cuộc điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 19 điểm ngập, trong đó có 3 điểm ngập nặng, 4 điểm ngập trung bình và 12 điểm ngập nhỏ. Các điểm ngập nặng nhất là đường Võ Thị Sáu, Yết Kiêu và Phan Đăng Lưu, thời gian ngập kéo dài trên 1 giờ. Nguyên nhân gây ngập chủ yếu là do mưa cường suất lớn; hệ thống tiêu thoát nước chưa hoàn thiện; quá trình đô thị hóa làm gia tăng bề mặt không thấm nước; rác thải dân sinh làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu thoát. trong mùa mưa ở các đô thị loại II trở lên; đến năm 2025, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị (Thủ tướng chính phủ (TTCP), 2009). Nằm ở vĩ độ cận xích đạo, chịu tác động của hệ thống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, đặc điểm tự nhiên ở thành phố (TP) Long Xuyên có sự phân hóa theo mùa, đặc biệt là lượng mưa. Đây là tiền đề làm xuất hiện hiện tượng ngập úng tại một số điểm trong nội ô. Tuy mức độ chưa thực sự nghiêm trọng như các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ (Hồ Long Phi, 2010; Nguyễn Song Dũng, 2004; Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, 2011). Song trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động sâu rộng đến toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đặt ra yêu cầu cần nhìn nhận đầy đủ về mức tác động và xây 1. GIỚI THIỆU Ngập lụt cục bộ tại các đô thị được xem là một trong những hiện tượng có tính quy luật trong quá trình phát triển ở các đô thị và là vấn đề nổi bật cần giải quyết. Những hậu quả do ngập lụt gây ra đối với đời sống của con người trong những năm gần đây đã cho thấy yêu cầu cấp thiết cần xác định nguyên nhân trọng tâm và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hiện tượng này, thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi. Yêu cầu giải quyết ngập úng tại các đô thị Việt Nam đã được xác định trong Quyết định phê duyệt định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu từ nay đến năm 2015, ưu tiên giải quyết thoát nước mưa, xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên 57 Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 57 – 64 An Giang University dựng giải pháp khắc phục đối với hiện tượng ngập úng (Võ Khắc Trí. 1999; Nguyễn Ngọc Trân, 2013). Bài viết nhằm đánh giá hiện trạng, xác định các nguyên nhân ngập lụt cục bộ tại địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Phương pháp bản đồ được vận dụng để đánh giá sự phân bố của hiện tượng ngập lụt cục bộ tại Long Xuyên cũng như xác lập mối liên hệ giữa ngập lụt với các yếu tố về tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu. Dựa trên hệ thống các bản đồ được sử dụng để nghiên cứu ngập lụt cục bộ tại Long Xuyên gồm bản đồ địa hình, bản độ ngập lụt tỉnh An Giang, bản đồ hành chính TP. Long Xuyên, bản đồ hiện trạng và quy hoạch kết cấu hạ tầng Long Xuyên đến năm 2020, đề tài phân tích sự phân bố không đều của các yếu tố về tự nhiên và xã hội có tác động trực tiếp và gián tiếp đến ngập úng. Mặt khác, kết hợp với dữ liệu quan trắc thực tế, đề tài đã sử dụng phần mềm apinfo để biên tập bản đồ chuyên đề như bản đồ các điểm ngập lụt tại địa bàn TP Long Xuyên nhằm đưa ra thực trạng phân bố của các điểm ngập trong mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên và xã hội. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra thực địa Đây là phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu ngập lụt cục bộ tại Long Xuyên. Phương ph ...