Danh mục tài liệu

Đánh giá hiệu quả của mô hình phục hồi môi trường đất lúa bị suy thoái do tác động của mặn hóa vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả thực hiện mô hình “Áp dụng các kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm hạn chế và phục hồi đất lúa bị suy thoái do tác động của nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long” trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu diễn biến và giải pháp hạn chế, phục hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thoái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả của mô hình phục hồi môi trường đất lúa bị suy thoái do tác động của mặn hóa vùng đồng bằng Sông Cửu Long Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(106)/2019 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÚA BỊ SUY THOÁI DO TÁC ĐỘNG CỦA MẶN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hoàng Thị Ngân1, Hà Mạnh Thắng1, Nguyễn Thanh Hòa1, Phạm Quang Hà1, Nguyễn Quang Huy2 TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả thực hiện mô hình “Áp dụng các kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm hạn chế và phục hồi đất lúa bị suy thoái do tác động của nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long” trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu diễn biến và giải pháp hạn chế, phục hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thoái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Kết quả của mô hình cho thấy việc áp dụng một số giải pháp tổng hợp đã cải thiện độ phì nhiêu của đất, hàm lượng OC trong đất tăng từ 5,4 - 13,1%, pH được duy trì ổn định, tính đệm của đất được cải thiện. Bên cạnh đó, một số yếu tố hạn chế trong đất mặn Na+, tổng số muối tan (TSMT) có dấu hiệu giảm trên mô hình diện rộng (Na+ giảm từ 5,4 - 8,1%, TSMT giảm từ 3,6 - 16,1% so với công thức đối chứng). Hiệu quả kinh tế mô hình tăng thêm 22,4% so với trồng lúa truyền thống. Mặt khác, việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác tổng hợp (sử dụng phân bón chậm tan, chất cải tạo đất, phụ phẩm hữu cơ, …) đã giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, phục hồi các vùng đất mặn bị suy thoái góp phần sản xuất lúa bền vững trên đất mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Đất mặn, Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp canh tác, năng suất lúa, suy thoái đất lúa I. ĐẶT VẤN ĐỀ đất (CaSO4) trên đất nhiễm mặn trồng lúa 3 vụ tại Một số vùng đất trồng lúa vùng Đồng bằng sông thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng Cửu Long (ĐBSCL) đang bị suy thoái dẫn đến việc đã có những hiệu quả nhất định giảm từ 10 - 20% trồng lúa kém hiệu quả, một trong những nguyên phân bón vô cơ, tăng năng suất, giảm các yếu tố hạn nhân chính là suy thoái đất do mặn hoá đất sản xuất chế và độ phì của đất được cải thiện. Kết quả này cần nông nghiệp và mặn chủ yếu liên quan đến sự xâm được kiểm chứng trên mô hình diện rộng. lấn của nước biển (Cục Thông tin và Công nghệ Kết quả đánh giá “Mô hình phục hồi môi trường Quốc gia, 2016) và do sự xâm nhập của nước ngầm đất lúa bị suy thoái do tác động của mặn hóa vùng bị mặn hóa theo mao dẫn lên bề mặt đất gây mặn ĐBSCL” là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài hóa đất (Tổng cục Quản lý đất đai, 2012; Trần Xuân “Nghiên cứu diễn biến và giải pháp hạn chế, phục Miễn và Dương Đăng Khôi, 2018). Bên cạnh đó, các hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thoái vùng Đồng biện pháp canh tác thiếu bền vững, lạm dụng quá bằng sông Cửu Long” nhằm cung cấp cơ sở khoa nhiều phân bón hoá học, không sử dụng phân hữu học đề xuất các biện pháp cải tạo đất lúa thoái hóa. cơ, hệ thống thuỷ lợi thiếu đồng bộ… sẽ có những tác động gây suy thoái môi trường đất trồng lúa nói II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU chung và đất mặn nói riêng của ĐBSCL (Hà Mạnh 2.1. Đối tượng nghiên cứu Thắng, 2018). Kết quả tổng hợp và nghiên cứu của Viện Môi trường Nông nghiệp về suy thoái đất mặn Đất nhiễm mặn trung bình đến nhiều (2 - 3‰) vùng ĐBSCL giai đoạn từ 1995 đến 2015 cho thấy, trồng lúa tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, một số chỉ tiêu trên đất mặn trồng lúa (EC, TSMT, tỉnh Sóc Trăng. Cl) có xu hướng tăng trong giai đoạn 5 năm gần đây. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Từ 2011 đến 2015, độ mặn tăng cao trên 4‰, tính chất vật lý đất thay đổi, suy giảm độ phì, giảm đa 2.2.1. Phương pháp xây dựng và thực hiện mô hình dạng sinh học khiến nhiều diện tích đất bị suy thoái Trên cơ sở kết quả đạt được từ thí nghiệm 3 vụ trồng lúa kém hiệu quả (Hà Mạnh Thắng và ctv., (Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông) năm 2016 tại thị 2018). Kết quả thí nghiệm ứng dụng các giải pháp trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Lựa canh tác tổng hợp, sử dụng phân bón chậm tan, sử chọn công thức tối ưu để thực hiện “Xây dựng mô dụng chế phẩm vi sinh BIO-EM để xử lý rơm rạ, tái ...

Tài liệu có liên quan: