Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 8.83 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trình bày nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật tưới phun mưa tự động, áp dụng trên cây hành tím,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 47 (2016): 1-12 DOI:10.22144/jvn.2016.595 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC MÔ HÌNH TƯỚI PHUN MƯA TỰ ĐỘNG CHO CÂY HÀNH TÍM TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG Hồng Minh Hoàng1, Lê Anh Tuấn1, Lê Văn Dũ1, Trương Như Phượng1 và Đặng Trâm Anh2 1 2 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 26/06/2016 Ngày chấp nhận: 22/12/2016 Title: Evaluating the economic efficiency and water-saving of automatic irrigation model for Shallot crop in Vinh Chau district, Soc Trang province Từ khóa: Cây hành tím, biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước tưới, mô hình CropWat, hệ thống tưới tự động Keywords: Shallot crop, climate change, saving irrigation water, CropWat model, automatic irrigation system ABSTRACT Groundwater is the main water source for agricultural cultivations in the Vinh Chau district, but it has been depressed significantly due to over-exploitation. The study aims to save water used for shallot production by applying automatic irrigation model (the Sprinklers system). The treatments of automatic irrigation were designed for 2 seasons in the study area: ealier and later season. The amount of irrigation water for shallot was determined by the CropWat model and the irrigation schedule was set based on in-situ soil moisture, measured by Takemura DM -15. The results showed that the automatic sprinklers system model saved about 25% - 69% of irrigating water and 80% - 90% of time for irrigating (calculated per 1.000m2), without any significant changes of the yield, compared to traditional irrigation method. The investment costs for automatic sprinklers system were estimated about 8 million VND/1.000m2 and it could be used for about a 4 year-period (depending on actual farming practices) for various plants. In conclusion, the automatic irrigation can be used to alter traditional technology of local famers to improve production efficiency, reduce negative impacts on groundwater and adapt to water shortage in the future. TÓM TẮT Nước dưới đất là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Vĩnh Châu, nhưng nguồn nước này đang bị sụt giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật tưới phun mưa tự động, áp dụng trên cây hành tím. Các nghiệm thức tưới bằng kỹ thuật phun mưa tự động được xây dựng cho 2 vụ hành sớm (HS) và hành muộn (HM) tại khu vực nghiên cứu. Lượng nước tưới cho cây hành tím được xác định qua mô hình tính toán nhu cầu nước cho cây trồng (CropWat), thời gian tưới dựa vào độ ẩm và được xác định qua thiết bị đo độ ẩm (Takemura DM -15). Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể tiết kiệm 25% 69% lượng nước tưới, 80 - 90% thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với kỹ thuật canh tác truyền thống của người dân. Chi phi đầu tư cho mô hình là khoảng 8 triệu đồng/1000m2 và thời gian sử dụng được khoảng 4 năm cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Kết quả quan trọng là kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹ thuật tưới truyền thống của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động đến nguồn nước dưới đất và thích ứng với hiện trạng thiếu nước tưới trong tương lai. Trích dẫn: Hồng Minh Hoàng, Lê Anh Tuấn, Lê Văn Dũ, Trương Như Phượng và Đặng Trâm Anh, 2016. Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 47a: 1-12. 1 Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 47 (2016): 1-12 Đối với Việt Nam, công nghệ tưới tiết kiệm nước được bắt đầu từ năm 1993 và chủ yếu là thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất; tuy nhiên, hệ thống tưới tiết kiệm nước ở mức thấp và đơn giản. Hệ thống còn hạn chế ở độ bền và tuổi thọ chưa cao do thiết bị đường ống không được sản xuất chuyên dùng (Viện Quy hoạch Thuỷ Lợi, 2000). Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp ở Việt Nam tuy vẫn còn hạn chế về kỹ thuật nhưng đã giúp tiết kiệm được lượng nước tưới đáng kể và vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng (Nguyễn Thị Bích Hằng, 2011). Vấn đề tưới tiết kiệm nước cho cây trồng ở Việt Nam đang được sự quan tâm đáng kể do nhu cầu của sự phát triển và sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đế n nguồ n tài nguyên nước trong tương lai. Nhiều nghiên cứu về việc tưới tiết kiệm nước được thực hiện như: Mô hình tưới tiết kiệm nước và xác định chế độ tưới hợp lý cho cây dứa ở Nông trường sông Bôi, tỉnh Hoà Bình, bao gồm việc xác định điều kiện ứng dụng, tính toán nhu cầu nước cho cây trồng, thiết kế, lắp đặt và quy trình vận hành hệ thống tưới (Đinh Vũ Thanh và Đoàn Doãn Tuấn, 2007); nghiên cứu về biện pháp tủ gốc giữ ẩm cho cây dứa của Phạm Thị Minh Thư và Nguyễn Trọng Hà (2010) cho kết quả là việc tủ gốc giữ ẩm có tác dụng làm tăng giá trị độ ẩm đất và giảm được lượng nước tưới và làm tăng tỉ lệ ra hoa, năng suất dứa từ 14,7-17,3% so với không tủ gốc giữ ẩm; mô hình tưới nhỏ giọt và có che phủ nilong áp dụng trên cho cây cà chua theo nghiên cứu của (Trần Thái Hùng, 2008) đã cho thấy rằng có thể tiết kiệm được lượng nước gấp đôi so với phương pháp canh tác truyền thống thực tế; trong các nghiên cứu thuộc dự án chương trình nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Nghiên cứu trường Đại học Wagennegent, Hà Lan (2011 - 2014) đã đưa ra nhiều giải pháp về lưu trữ nước phục vụ cho sản xuất vào mùa khô cho người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những nghiên cứu về các phương pháp tưới tiết kiệm nước cho cây trồng hầu hết là áp dụng cho vùng đất phù sa; trong khi đó, đối với vùng đất cát ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 47 (2016): 1-12 DOI:10.22144/jvn.2016.595 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC MÔ HÌNH TƯỚI PHUN MƯA TỰ ĐỘNG CHO CÂY HÀNH TÍM TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG Hồng Minh Hoàng1, Lê Anh Tuấn1, Lê Văn Dũ1, Trương Như Phượng1 và Đặng Trâm Anh2 1 2 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 26/06/2016 Ngày chấp nhận: 22/12/2016 Title: Evaluating the economic efficiency and water-saving of automatic irrigation model for Shallot crop in Vinh Chau district, Soc Trang province Từ khóa: Cây hành tím, biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước tưới, mô hình CropWat, hệ thống tưới tự động Keywords: Shallot crop, climate change, saving irrigation water, CropWat model, automatic irrigation system ABSTRACT Groundwater is the main water source for agricultural cultivations in the Vinh Chau district, but it has been depressed significantly due to over-exploitation. The study aims to save water used for shallot production by applying automatic irrigation model (the Sprinklers system). The treatments of automatic irrigation were designed for 2 seasons in the study area: ealier and later season. The amount of irrigation water for shallot was determined by the CropWat model and the irrigation schedule was set based on in-situ soil moisture, measured by Takemura DM -15. The results showed that the automatic sprinklers system model saved about 25% - 69% of irrigating water and 80% - 90% of time for irrigating (calculated per 1.000m2), without any significant changes of the yield, compared to traditional irrigation method. The investment costs for automatic sprinklers system were estimated about 8 million VND/1.000m2 and it could be used for about a 4 year-period (depending on actual farming practices) for various plants. In conclusion, the automatic irrigation can be used to alter traditional technology of local famers to improve production efficiency, reduce negative impacts on groundwater and adapt to water shortage in the future. TÓM TẮT Nước dưới đất là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Vĩnh Châu, nhưng nguồn nước này đang bị sụt giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật tưới phun mưa tự động, áp dụng trên cây hành tím. Các nghiệm thức tưới bằng kỹ thuật phun mưa tự động được xây dựng cho 2 vụ hành sớm (HS) và hành muộn (HM) tại khu vực nghiên cứu. Lượng nước tưới cho cây hành tím được xác định qua mô hình tính toán nhu cầu nước cho cây trồng (CropWat), thời gian tưới dựa vào độ ẩm và được xác định qua thiết bị đo độ ẩm (Takemura DM -15). Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể tiết kiệm 25% 69% lượng nước tưới, 80 - 90% thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với kỹ thuật canh tác truyền thống của người dân. Chi phi đầu tư cho mô hình là khoảng 8 triệu đồng/1000m2 và thời gian sử dụng được khoảng 4 năm cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Kết quả quan trọng là kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹ thuật tưới truyền thống của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động đến nguồn nước dưới đất và thích ứng với hiện trạng thiếu nước tưới trong tương lai. Trích dẫn: Hồng Minh Hoàng, Lê Anh Tuấn, Lê Văn Dũ, Trương Như Phượng và Đặng Trâm Anh, 2016. Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 47a: 1-12. 1 Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 47 (2016): 1-12 Đối với Việt Nam, công nghệ tưới tiết kiệm nước được bắt đầu từ năm 1993 và chủ yếu là thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất; tuy nhiên, hệ thống tưới tiết kiệm nước ở mức thấp và đơn giản. Hệ thống còn hạn chế ở độ bền và tuổi thọ chưa cao do thiết bị đường ống không được sản xuất chuyên dùng (Viện Quy hoạch Thuỷ Lợi, 2000). Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp ở Việt Nam tuy vẫn còn hạn chế về kỹ thuật nhưng đã giúp tiết kiệm được lượng nước tưới đáng kể và vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng (Nguyễn Thị Bích Hằng, 2011). Vấn đề tưới tiết kiệm nước cho cây trồng ở Việt Nam đang được sự quan tâm đáng kể do nhu cầu của sự phát triển và sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đế n nguồ n tài nguyên nước trong tương lai. Nhiều nghiên cứu về việc tưới tiết kiệm nước được thực hiện như: Mô hình tưới tiết kiệm nước và xác định chế độ tưới hợp lý cho cây dứa ở Nông trường sông Bôi, tỉnh Hoà Bình, bao gồm việc xác định điều kiện ứng dụng, tính toán nhu cầu nước cho cây trồng, thiết kế, lắp đặt và quy trình vận hành hệ thống tưới (Đinh Vũ Thanh và Đoàn Doãn Tuấn, 2007); nghiên cứu về biện pháp tủ gốc giữ ẩm cho cây dứa của Phạm Thị Minh Thư và Nguyễn Trọng Hà (2010) cho kết quả là việc tủ gốc giữ ẩm có tác dụng làm tăng giá trị độ ẩm đất và giảm được lượng nước tưới và làm tăng tỉ lệ ra hoa, năng suất dứa từ 14,7-17,3% so với không tủ gốc giữ ẩm; mô hình tưới nhỏ giọt và có che phủ nilong áp dụng trên cho cây cà chua theo nghiên cứu của (Trần Thái Hùng, 2008) đã cho thấy rằng có thể tiết kiệm được lượng nước gấp đôi so với phương pháp canh tác truyền thống thực tế; trong các nghiên cứu thuộc dự án chương trình nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Nghiên cứu trường Đại học Wagennegent, Hà Lan (2011 - 2014) đã đưa ra nhiều giải pháp về lưu trữ nước phục vụ cho sản xuất vào mùa khô cho người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những nghiên cứu về các phương pháp tưới tiết kiệm nước cho cây trồng hầu hết là áp dụng cho vùng đất phù sa; trong khi đó, đối với vùng đất cát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế Tiết kiệm nước mô hình tưới Tưới phun mưa tự động Phun mưa tự động cho cây hành tím Cây hành tím tại huyện Vĩnh ChâuTài liệu có liên quan:
-
So sánh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh Artemia – tôm và chuyên canh
10 trang 166 0 0 -
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 113 0 0 -
51 trang 51 0 0
-
Báo cáo dự án: Đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao Phú Nhuận
22 trang 51 0 0 -
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
9 trang 50 0 0 -
4 trang 41 0 0
-
Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
7 trang 40 0 0 -
77 trang 37 0 0
-
Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
6 trang 35 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Học viện Tài chính
19 trang 34 0 0