Danh mục tài liệu

Đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 692.20 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nguyên tắc đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh; nội dung và quy trình thực hiện đánh giá hoạt động trải nghiệm; xây dựng tiêu chí đánh giá và thang đánh giá hoạt động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Hoài Phương Email: phuongth@hnue.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 20/02/2020 Experimental activities help to add value to learners, because learners are Accepted: 11/3/2020 directly involved in different types of activities, experienced the known and unknown things to realize their change towards competency and quality Published: 20/4/2020 development. Assessing experiential activities is an important step to help Keywords teachers and students identify those changes and value systems to adjust the Assessment, experiential teaching process. The article studies the assessment of experiential activities activity, teaching Literature, in Literature, presented in principles, processes, design criteria and evaluation competency. scale. This can be a practical suggestion for teachers to continue researching and building an effective evaluation set for each activity.1. Mở đầu Dạy học là một quá trình hoạt động có tính mục đích gồm nhiều thành tố liên quan mật thiết và chi phối lẫn nhaunhư mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra - đánh giá. Như thế, kiểm tra - đánh giá là một khâu quan trọng khôngthể nằm ngoài hoạt động dạy học, vừa diễn ra như một thành tố cuối chu trình dạy học, vừa lồng ghép xuyên suốtchu trình. Đối với các chủ thể của quá trình dạy học, kiểm tra - đánh giá đúng mức và đúng hướng đều mang đến lợiích. Về phía giáo viên, kiểm tra - đánh giá giúp thu nhận hiệu quả của việc lập kế hoạch, tổ chức dạy học, phản hồicủa học sinh,... qua đó gợi ý giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp, kĩ thuật. Về phía học sinh, kiểm tra - đánhgiá giúp tạo ra sự khám phá, tự phản hồi chất lượng học tập nhằm biết được thay đổi của bản thân (Lê Đình Trungvà Phan Thị Thanh Hội, 2018). Với ý nghĩa như vậy, kiểm tra - đánh giá là động lực thúc đẩy sự đổi mới quá trìnhdạy và học (Nguyễn Công Khanh và Đào Thị Oanh, 2015). Đánh giá hoạt động trải nghiệm không nằm ngoài quỹ đạo của đánh giá kết quả học tập nhưng vẫn có nhữngđiểm riêng cần lưu ý. Theo Nguyễn Thị Liên (2016), đánh giá học sinh qua hoạt động trải nghiệm là khẳng định khảnăng tham gia, thể hiện ở kĩ năng hoạt động, giao tiếp của các em trong những tình huống phong phú, đa dạng. Đánhgiá cá nhân học sinh qua hoạt động trải nghiệm xét đến cùng là sự xem xét mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề raban đầu, tập trung ở những điểm chính yếu gồm: mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung các hoạt động trảinghiệm; trình độ đạt được các kĩ năng khi tham gia hoạt động trải nghiệm; thái độ, tình cảm của học sinh đối vớihoạt động trải nghiệm. Để làm được điều này, theo tác giả, có thể sử dụng một số hình thức đánh giá tiêu biểu nhưquan sát, phiếu hỏi, bài viết, điểm số, tọa đàm, bài tập và trình diễn... Hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn thể hiện nhiều nét đặc thù, trước hết là về mục tiêu: giúp học sinh tham giavào giao tiếp văn học và giao tiếp đời sống hiệu quả hơn; tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năngsáng tạo của cá nhân, định hướng mỗi cá nhân trở thành một chủ thể giao tiếp độc lập, sáng tạo; nâng cao khả năngcảm thụ và đánh giá cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ, làm giàu vốn sống, hiểu biết xã hội (Phạm Thị Thu Hương,2017). Nói cách khác, hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn đặt ra những tình huống có vấn đề gắn liền với trải nghiệmxúc cảm của mỗi học sinh, tạo điều kiện giúp các em trau dồi vốn sống; bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm ngàycàng phong phú; hình thành những phẩm chất tốt đẹp và giá trị sống nhân văn (Trần Hoài Phương, 2018). Vì thế,đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn nhằm nắm bắt được khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ củahọc sinh vào thực tiễn sinh động; khả năng tham gia và làm chủ hoạt động khi phát hiện những vấn đề khác nhaucủa đời sống, sự hình thành nhân cách, phẩm chất, giá trị, quan điểm... cho bản thân học sinh. Với tinh thần ấy, cầnthiết phải xác định các yêu cầu có tính nguyên tắc, quy trình đánh giá cũng như xây dựng tiêu chí, thang đánh giáhoạt động sao cho phù hợp.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Nguyên tắc đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Với tinh thần khách quan, công bằng, dân chủ và vì sự tiến bộ của người học, chúng tôi cho rằng, đánh giá ...

Tài liệu có liên quan: