Danh mục tài liệu

Đánh giá khả năng phát triển du lịch đường sông của hệ thống sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành phố Đà Nẵng (TPĐN) có mạng lưới sông ngòi rất phức tạp, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch đường sông (DLĐS). Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá theo thang điểm tổng hợp cho thấy hệ thống sông ngòi của TPĐN có nhiều thuận lợi cho phát triển DLĐS, trong đó sông Hàn có khả năng khai thác rất thuận lợi, sông Cổ Cò có khả năng khai thác thuận lợi, còn các sông Cẩm Lệ, Túy Loan và Cu Đê chỉ có khả năng khai thác trung bình. Để phát triển DLĐS ở TPĐN nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, xây dựng chế tài, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DLĐS, cải thiện chất lượng nước, cảnh quan, phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật và liên kết với điểm du lịch, các giá trị văn hóa ven sông trong khai thác du lịch đường sông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng phát triển du lịch đường sông của hệ thống sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 6 (2020): 1100-1112 Vol. 17, No. 6 (2020): 1100-1112 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu * ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG CỦA HỆ THỐNG SÔNG NGÒI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Thị Hồng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hồng – Email: nthong_kd@ued.udn.vn Ngày nhận bài: 11-3-2020; ngày nhận bài sửa: 31-3-2020, ngày chấp nhận đăng: 21-6-2020TÓM TẮT Thành phố Đà Nẵng (TPĐN) có mạng lưới sông ngòi rất phức tạp, có nhiều tiềm năng pháttriển du lịch đường sông (DLĐS). Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá theo thang điểmtổng hợp cho thấy hệ thống sông ngòi của TPĐN có nhiều thuận lợi cho phát triển DLĐS, trong đósông Hàn có khả năng khai thác rất thuận lợi, sông Cổ Cò có khả năng khai thác thuận lợi, còncác sông Cẩm Lệ, Túy Loan và Cu Đê chỉ có khả năng khai thác trung bình. Để phát triển DLĐS ởTPĐN nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, xây dựng chế tài, cơ chế chính sáchkhuyến khích phát triển DLĐS, cải thiện chất lượng nước, cảnh quan, phát triển cơ sở hạ tầng vàvật chất kĩ thuật và liên kết với điểm du lịch, các giá trị văn hóa ven sông trong khai thác du lịchđường sông. Từ khóa: du lịch đường sông; phát triển du lịch đường sông; sông ngòi; thành phố Đà Nẵng1. Đặt vấn đề Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên không lớn, chỉ với 1283,42 km2 nhưng cómạng lưới sông ngòi rất phức tạp (Tran, Truong, Nguyen, & Le, 2018). Sông ngòi chảyqua địa bàn TPĐN chủ yếu thuộc hạ lưu hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn và có tổng chiềudài khoảng 155 km với 6 tuyến sông chính. Từ năm 2009, TPĐN đã đưa vào khai thácDLĐS trên sông Hàn với các hoạt động chủ yếu là du thuyền ngắm cảnh và giải trí vensông. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, năm 2014 số lượng khách duthuyền trên sông Hàn đạt 99.000 lượt khách, đến năm 2018 số du khách tăng lên hơn205.000 lượt (Danang city Statistics Office, 2018). Mặc dù, các hoạt động giải trí ven sôngtheo thường niên hoặc định kì được đánh giá là rất hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Tuynhiên, việc khai thác DLĐS hiện nay ở TPĐN mới chỉ dừng lại ở hai hoạt động chính nàytrên sông Hàn mà chưa khai thác giá trị của các con sông khác, đặc biệt là các giá trị lịchsử, văn hóa dọc hai bên bờ sông. Trong khi đó, có một thực tế rằng trên các con sông kháccủa thành phố cũng có nhiều tiềm năng khai thác DLĐS tương tự nhưng tính đến hiện nayvẫn chưa được đầu tư. Do đó, việc đánh giá khả năng phát triển DLĐS của sông ngòi ởTPĐN là rất cần thiết nhằm xác định được tiềm năng khai thác của các con sông, trên cơ sởđó đưa ra giải pháp phát triển, nhằm khai thác hiệu quả DLĐS ở TPĐN trong thời gian tới.Cite this article as: Nguyen Thi Hong (2020). Evaluation of the potentials to develop river tourismin Da Nang city. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(6), 1100-1112. 1100Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hồng2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu2.1. Dữ liệu nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.Nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua các đợt khảo sát của tác giả. Nguồn dữ liệuthứ cấp chủ yếu là các nguồn dữ liệu về khách DLĐS của niên giám thống kê TPĐN 2018(Danang city Statistics Office, 2018); Số liệu về đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trườngnước TPĐN năm 2014 và 2016 (Da Nang Department of Natural Resources andEnvironment, 2014), (Da Nang Department of Natural Resources and Environment, 2016);các dữ liệu về đặc điểm mạng lưới sông ngòi được trích xuất từ Quy hoạch chi tiết pháttriển giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn TPĐN đến năm 2025 và địnhhướng đến năm 2030 (People’s Committee of Da Nang city, 2017) và báo cáo tổng kết đềtài khoa học Xây dựng bản đồ ngập lụt thành phố Đà Nẵng từ dữ liệu ảnh vệ tinh Radar(Tran et al., 2018). Các dữ liệu được chọn lọc, xử lí và tính toán để phù hợp với hướngnghiên cứu.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu, tư liệu: Thu thập tài liệu, tư liệu từ các báocáo, thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dânthành phố Đà Nẵng, Cục Thống kê thành p ...