Danh mục tài liệu

Đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 413.25 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch được xem xét bằng phương pháp đánh giá dựa trên chỉ số tính dễ bị tổn thương do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất. Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: có 1/12 đơn vị hành chính cấp huyện được đánh giá ở mức độ tổn thương rất cao; 3/12 huyện ở mức cao; 7/12 huyện ở mức trung bình và 1/12 huyện ở mức thấp. Đánh giá chung ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh có mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu ở mức trung bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch tỉnh Hà TĩnhĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNHHoàng Lưu Thu Thủy1, Trần Thị Mùi1Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt NamTóm tắtTác động của biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch được xem xét bằng phương pháp đánhgiá dựa trên chỉ số tính dễ bị tổn thương do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất.Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: có 1/12 đơn vị hành chính cấp huyện được đánh giá ởmức độ tổn thương rất cao; 3/12 huyện ở mức cao; 7/12 huyện ở mức trung bình và 1/12 huyện ở mứcthấp. Đánh giá chung ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh có mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khíhậu ở mức trung bình.Từ khóa: Biến đổi khí hậu, thiên tai, mức độ tổn thương, ngành du lịch, tỉnh Hà Tĩnh1. Mở đầuHà Tĩnh là tỉnh nằm ven biển Bắc Trung Bộ, là vùng đất có tiềm năng du lịch tự nhiênvà nhân văn phong phú, đặc sắc cùng với nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịchnghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, biến đổikhí hậu (BĐKH) và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, lũlụt, hạn hán và xâm nhập mặn đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loại tài nguyên dulịch, các loại hình du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch và đặc biệt là các hoạt động du lịch của tỉnhHà Tĩnh [5].Trong nhiều năm gần đây, đánh giá tác động của BĐKH đến các đối tượng bị tácđộng, bao gồm các thành phần tự nhiên cũng như các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội đượcIPCC khuyến cáo nên thực hiện theo các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương. Xuấtphát từ quan điểm nêu trên của IPCC, nhóm tác giả đã thực hiện việc đánh giá mức độ tổnthương do tác động của BĐKH đến ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh theo phương pháp đánh giátính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng dựa vào chỉ số do Tổ chức Hợp tác và Phát triểnKinh tế (OECD) đề xuất năm 2003.2. Phương pháp và nguồn số liệu2.1. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậuTheo IPCC, tính dễ bị tổn thương trước BĐKH được xác định là “mức độ mà một hệthống nhạy cảm hoặc là không thể đương đầu với những tác động của BĐKH, bao gồmnhững thay đổi và hiện tượng cực đoan của khí hậu”. IPCC đã xác định 3 biến số cần thiết đểđánh giá mức độ tổn thương là mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng[8]. Mức độ phơi nhiễm là tính chất và mức độ mà một hệ thống tiếp xúc với những thay đổiđáng kể của khí hậu. Mức độ nhạy cảm là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng hoặc xấuhoặc tốt bởi các tác nhân liên quan đến khí hậu. Năng lực thích ứng phản ánh khả năng của1Tác giả liên hệ: ĐT: 0918187668Email: thuy_hoangluu@yahoo.com1một hệ thống thích nghi với BĐKH (bao gồm biến động khí hậu và các hiện tượng cực đoan)để giảm nhẹ thiệt hại tiềm năng do nó gây ra, để tận dụng các cơ hội hoặc đối phó với các hậuquả.Mức độ tổn thương = f (mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm, năng lực thích ứng)2.2. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương theo chỉ sốTính toán chỉ số tổn thương được thực hiện theo 3 bước [9]:Bước 1: Chuẩn hóa các chỉ thị được lựa chọn của từng thành phần/biếnGiá trị thực của các chỉ thị được chuẩn hóa cho tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện theocông thức:(1)Trong đó:Xij: Giá trị chuẩn hóa của chỉ thị j tại huyện i; Xij(t): Giá trị thực của chỉ thị ij; Min Xij: giá trịthực nhỏ nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các huyện; Max Xij: giá trị thực lớn nhất của chỉ thịij(t) trong tất cả các huyện.Bước 2: Tính toán giá trị/chỉ số của các biến thành phầnChỉ số của các biến thành phần (E, S, AC) được tính theo công thức:(2)Trong đó:C: Giá trị của chỉ số biến thành phần; Xij: Giá trị chuẩn hóa của chỉ thị j tại địa phương i;wXij:Trọng số của chỉ thị thứ j tại địa phương iBước 3: Tính toán chỉ số tổng hợp mức độ dễ bị tổn thươngChỉ số tổn thương tổng hợp được tính toán theo công thức:V = 1/3 (E + S + 1 - AC)(3)Trong đó:V: chỉ số tổn thương tổng hợp; E: chỉ số phơi nhiễm, chỉ số E càng cao thì mức độtác động càng mạnh; S: chỉ số nhạy cảm, chỉ số S càng cao mức độ nhạy cảm càng lớn; AC:chỉ số khả năng thích ứng, chỉ số AC càng cao thì khả năng thích ứng càng lớn.Thang đánh giá nguy cơ tổn thương được xác định trong khoảng từ 0 đến 1, chỉ ra mứcđộ tổn thương theo 4 cấp: thấp – trung bình – cao – rất cao. Tuy nhiên đối với các khu vựckhác nhau, dựa vào chỉ số tổn thương cụ thể tại khu vực đó, thang đánh giá có thể chia theocác cấp khác nhau.2.3. Quá trình phân tích thứ bậc (AHP)Quá trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process, AHP) là một mô hình toánhọc thuộc lớp mô hình toán ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi Saaty (1980) [10].AHP kết hợp được cả hai mặt tư duy của con người: về định tính (qua sự sắp xếp thứ bậc) vàđịnh lượng (qua sự mô tả đánh giá dưới dạng các con số). Quá trình phân tích ban đầu xácđịnh được mục tiêu, tiêu chí và các phương án lựa chọn sắp xếp theo cấu trúc thứ bậc. Quátrình đánh giá sử dụng ma trận so sách cặp Saaty với thang điểm từ 1 đến 9, xác định trọng số2dựa trên vector riêng ứng với giá trị riêng lớn nhất, sau đó kiểm tra hệ số nhất quán. Cuốicùng, tất cả các trọng số được tổng hợp lại để đưa ra quyết định tốt nhất.2.4. Nguồn số liệu- Số liệu của các chỉ thị phơi nhiễm được lựa chọn từ số liệu khí tượng giai đoạn 1980-2013của 6 trạm khí tượng, thủy văn, đo mưa tỉnh Hà Tĩnh và Báo cáo công tác phòng chống thiên taivà tìm kiếm cứu nạn của tỉnh trong giai đoạn 2008-2013.- Số liệu của các chỉ thị nhạy cảm và năng lực thích ứng được thu thập từ các nguồn: Niên giámthống kê của 12 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh năm 2013; Niên giám thốngkê của tỉnh Hà Tĩnh năm 2013; Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội củatỉnh và các huyện trong tỉnh Hà Tĩnh trong các năm 2012-2013; và trên các Website.3. Kết quả và thảo luận3. ...

Tài liệu có liên quan: